LSO-Là một huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Bắc của tỉnh Lạng Sơn, Tràng Định có diện tích tự nhiên gần 1.000 km2, bao gồm 22 xã và 1 thị trấn, trong đó có 7 xã vùng cao đặc biệt khó khăn. Xác định phát triển giao thông nông thôn (GTNT) là tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện nên những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền và người dân Tràng Định đã nỗ lực vượt qua khó khăn, triển khai hiệu quả phong trào phát triển GTNT. Làm đường bê tông tại xã Quốc Khánh, Tràng ĐịnhÔng Đàm Ngọc Minh, Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Tràng Định cho biết: thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, của tỉnh về phát triển GTNT, huyện đã tăng cường chỉ đạo các cấp, các ngành và nhân dân tập trung các nguồn lực đầu tư phát triển GTNT. Trong 10 năm từ năm 2001-2010, hệ thống GTNT của huyện đã thay đổi một cách rõ rệt, nhiều tuyến đường, cây cầu được đưa vào sử dụng đã đem lại hiệu quả thiết thực. Hết năm...
LSO-Là một huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Bắc của tỉnh Lạng Sơn, Tràng Định có diện tích tự nhiên gần 1.000 km2, bao gồm 22 xã và 1 thị trấn, trong đó có 7 xã vùng cao đặc biệt khó khăn. Xác định phát triển giao thông nông thôn (GTNT) là tiền đề cho sự phát triển kinh tế – xã hội của huyện nên những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền và người dân Tràng Định đã nỗ lực vượt qua khó khăn, triển khai hiệu quả phong trào phát triển GTNT.
Làm đường bê tông tại xã Quốc Khánh, Tràng Định
Ông Đàm Ngọc Minh, Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Tràng Định cho biết: thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, của tỉnh về phát triển GTNT, huyện đã tăng cường chỉ đạo các cấp, các ngành và nhân dân tập trung các nguồn lực đầu tư phát triển GTNT. Trong 10 năm từ năm 2001-2010, hệ thống GTNT của huyện đã thay đổi một cách rõ rệt, nhiều tuyến đường, cây cầu được đưa vào sử dụng đã đem lại hiệu quả thiết thực. Hết năm 2010, 100% số xã trên địa bàn huyện đã có đường ô tô đến trung tâm xã, trong đó có 70% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã đi lại được 4 mùa. Tỉ lệ mặt đường được nhựa hóa, cứng hóa trong đó đường huyện đạt 30%; đường xã đạt 35,2%; đường thôn, bản, ngõ xóm đạt 35%. Tổng số vốn đầu tư trong giai đoạn khoảng 180 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước 165 tỷ đồng, vốn huy động nhân dân đóng góp 15 tỷ đồng. Với những thành tích đó, huyện đã được Bộ Giao thông Vận tải tặng bằng khen vào các năm 2003 và 2007. Tiếp tục phát huy những kết quả đạt được của cả giai đoạn 2001-2010, năm 2011 và hơn 7 tháng đầu năm 2012, phong trào phát triển GTNT ở Tràng Định tiếp tục đạt được những kết quả đáng mừng. Năm 2011, Tràng Định được tỉnh phân bổ 2.000 tấn xi măng, trong đó tạm ứng năm 2012 là 500 tấn, huyện đã bê tông hóa được 23,5 km đường GTNT, đưa tổng chiều dài đường GTNT được bê tông hóa đến hết năm 2011 lên 155,3 km. Những tháng đầu năm 2012, phong trào phát triển GTNT của huyện tiếp tục được đẩy mạnh, huyện đã duy tu, sửa chữa 2 tuyến đường với tổng chiều dài 33km đồng thời thi công xong một số đoạn đường bê tông xi măng ở các xã Đại Đồng, Hùng Sơn…
Những con đường được bê tông xi măng dẫn vào từng thôn, bản giờ đã không còn xa lạ gì ở Tràng Định. Từ những con đường bê tông rộng rãi, kéo dài ở một số xã như Đại Đồng, Tri Phương, Đề Thám, Chí Minh… cho đến những cây cầu được xây dựng từ nguồn lực “xã hội hóa” ở Tân Tiến. Những kết quả đó có được là nhờ sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị cùng sự chung sức đồng lòng của nhân dân. Một trong những kinh nghiệm mà huyện Tràng Định rút ra trong phát triển GTNT đó chính là: khi chủ trương phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của nhân dân sẽ được nhân dân đồng tình ủng hộ. Các công trình khi đầu tư xây dựng đều được thực hiện công khai minh bạch từ những khâu đầu tiên như khảo sát, giải phóng mặt bằng cho đến khi nghiệm thu, bàn giao công trình. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền về phát triển GTNT được các cấp, các ngành, đoàn thể không ngừng đẩy mạnh. Từ đó phát triển GTNT ở Tràng Định ngày một nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Nhìn con đường được bê tông xi măng sạch sẽ dẫn vào tận ngõ nhà mình, bà Lê Thị Thuyết, Thôn Hang Nìu, xã Đại Đồng không khỏi vui mừng cho biết: mấy năm trước, cứ hễ vào thời điểm tháng 7, tháng 8 hay mưa bão, nhà muốn đi ra chợ mua cái gì cũng phải lội đường bùn đất đến mấy cây số, quần áo lúc nào cũng bẩn. Đến cả vợ chồng anh con trai út đi làm ngoài huyện cứ ngã xe liên tục vì cái dốc trước nhà đã cao lại còn trơn trượt. Thế là cứ mỗi lần vợ chồng anh đi làm thì người nhà lại ra đẩy xe. Giờ đường làng ngõ xóm đã được bê tông hóa, bà con đi lại, trao đổi hàng hóa thuận tiện, không còn lo trơn trượt, lầy lội nữa.
Đình Quyết
Ý kiến ()