Phát triển giáo dục và đào tạo, dạy nghề khu vực Tây Nguyên
Quyết định 1951 đề ra một số chỉ tiêu: Đến năm 2015, vùng Tây Nguyên phấn đấu huy động từ 12 đến 15% số trẻ dưới ba tuổi đi nhà trẻ; học sinh trong độ tuổi đến trường đạt 98-99% ở tiểu học, 87 đến 90% ở THCS và 60% ở THPT; có từ 7 đến 9% học sinh dân tộc học nội trú trong tổng số học sinh dân tộc ở giáo dục trung học, 96 đến 98% trẻ em năm tuổi người dân tộc được chuẩn bị tiếng Việt trước khi vào lớp một; tất cả các huyện và 90% số xã, phường có trung tâm học tập cộng đồng; thu hút 5 đến 8% số học sinh tốt nghiệp THCS vào học trung cấp chuyên nghiệp; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 35%…
Để đạt được mục tiêu đề ra, cần ưu tiên xây dựng các điểm trường lẻ ở các thôn, buôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phấn đấu đến năm 2015 có 60% số trường mầm non đạt chuẩn về cơ sở vật chất; tăng cường cơ sở vật chất cho 80 trường phổ thông dân tộc nội trú trong vùng theo hướng đạt chuẩn quốc gia; ưu tiên đầu tư đồng bộ các yếu tố bảo đảm chất lượng dạy nghề cho Trường cao đẳng Nghề Đà Lạt và Trường cao đẳng Nghề Thanh niên dân tộc Tây Nguyên đạt trình độ quốc tế; Trường đại học Tây Nguyên và Trường đại học Đà Lạt phát triển theo hướng đa ngành…
Các đại biểu đề nghị Chính phủ cần tăng cường đầu tư từ ngân sách bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ đề ra, đặc biệt để chuẩn hóa cơ sở vật chất trường học; thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi; thực hiện Đề án Dạy và Học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân; phê duyệt Chương trình Kiên cố hóa trường, lớp học giai đoạn 2012 – 2015…
Ý kiến ()