Phát triển đường GTNT ở Bắc Sơn góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi
LSO-Xác định để phục vụ tốt cho mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì giao thông phải đi trước một bước, làm đòn bẩy cho sự phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh quốc phòng, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Bắc Sơn luôn trú trọng, đã và đang huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển mạng lưới đường giao thông địa phương và đạt được những kết quả nhất định. Nhân dân huyện Bình Gia kiên cố hóa kênh mương thủy lợi Ảnh: Lê MinhHuyện Bắc Sơn có 19 xã, 1 thị trấn. Mạng lưới đường bộ của huyện đến nay có tổng số 599,05km. Trong đó, có 35,5km quốc lộ 1B qua địa bàn; 123,2km đường tỉnh, huyện; 430,35km đường xã. Từ năm 2006 đến nay, phong trào làm đường GTNT của huyện được triển khai đồng bộ và rộng khắp. Hầu hết các tuyến đường liên huyện, liên xã, thôn được đầu tư mở mới, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân và lưu thông hàng hóa. Đến nay, 20/20 xã, thị trấn đã có đường...
Nhân dân huyện Bình Gia kiên cố hóa kênh mương thủy lợi Ảnh: Lê Minh |
Bên cạnh đó, nhằm mục tiêu luôn đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn và liên tục cho mạng lưới đường giao thông địa phương, những năm qua, huyện Bắc Sơn luôn chú trọng công tác quản lý, bảo trì, ưu tiên vốn sự nghiệp giao thông cho công tác quản lý, sửa chữa định kỳ. Tuy nhiên, do xuất phát đi lên từ một huyện có nền kinh tế kém phát triển, từ năm 2005 trở về trước, huyện mới chỉ chú trọng huy động nguồn lực cho đầu tư xây dựng mới, chưa chú trọng nhiều đến công tác quản lý, bảo trì để tăng tuổi thọ và hiệu quả khai thác các công trình giao thông, nhất là những công trình quy mô vừa và nhỏ. Để từng bước khắc phục những tồn tại, yếu kém, tìm ra những mô hình quản lý, bảo trì có hiệu qủa, từ năm 2005, HĐND huyện ra nghị quyết chuyên đề về thực hiện mô hình giao quản lý và bảo trì đường giao thông và đã có sự chuyển tích cực. Từ mô hình hình trên, các tuyến đường giao thông được giao bảo trì, quản lý đến nhóm hộ và hộ gia đình, gồm các tuyến đường từ xã đến thôn, đường liên thôn, đường vào các vùng sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ đường giao thông ngày càng được nâng lên, kéo dài tuổi thọ các tuyến đường, làm thay đổi diện mạo của một huyện nông thôn miền núi, góp phần thiết thực vào sự nghiệp phát triển KT-XH của địa phương.
Đức Anh
Ý kiến ()