Phát triển đội ngũ Luật sư: Phải đảm bảo nguyên tắc nhà nước pháp quyền XHCN
Ông Vũ Văn Tưởng – đại diện Vụ CCTP – Văn phòng Trung ương Đảng: “Mục tiêu của CCTP là bảo vệ công lý, bảo vệ người dân” Phát biểu khai mạc buổi tọa đàm, ông Nguyễn Văn Bốn Vụ phó vụ Bổ trợ tư pháp –Bộ tư pháp cho biết, việc xây dựng chiến lược đối với đội ngũ luật sư (LS) là rất cần thiết vì hiện tại việc phát triển này còn thiếu tính bền vững, thiếu tính quy hoạch theo đặc thù của từng vùng miền, từng lĩnh vực… Đề cương chiến lược này được xây dựng dựa trên báo cáo đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của luật sư Việt Nam cũng như của LS nước ngoài, tổ chức hành nghề LS nước ngoài tại Việt Nam, dự báo của xã hội, cũng như mục tiêu phát triển.
Hiện nay, nghề LS ở Việt Sự phát triển kinh tế – xã hội thời gian qua cùng với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp, hội nhập kinh tế quốc tế đã có những tác động tích cực đến sự phát triển về tổ chức và hoạt động của LS. Hội nhập mang lại cho các doanh nghiệp (DN) nhiều cơ hội nhưng cũng đồng thời đặt ra nhiều thách thức nhất là về mặt pháp lý cho các DN, các cơ quan, tổ chức.Hội nhập làm thay đổi môi trường kinh doanh của DN, từ hệ thống pháp luật thương mại nội địa đơn giản sang hệ thống pháp luật thương mại quốc tế phức tạp.
Kết quả điều tra, khảo sát của VCCI cho thấy, chỉ trong vòng 4 năm trở lại đây, đã có 17.800 văn bản pháp luật lớn nhỏ ra đời, mức độ ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể ngày càng cao, tính chất văn bản ngày càng phức tạp. Điều này dẫn đến nguy cơ tranh chấp thương mại, rủi ro cũng tăng theo. Hiện tổng số vụ kiện chống bán phá giá của Việt Nam là khoảng 42 vụ, và trong đó có cả những vụ mà chính phủ chính là một bị đơn. Trong khi đó nhiều DN Việt
Theo ông Trần Hữu Huỳnh- đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), “thách thức không phải là bóng ma, còn cơ hội không phải là quả táo Newton, do đó cần biết cách cân bằng khi xây dựng chiến lược phát triển, không nên quy hoạch cụ thể về số lượng LS mà cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động của LS”. Đại diện VCCI cũng nhận định, trong đề ánchiến lược phát triển đội ngũ LS, cần quy định về nhiệm vụ rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) để tạo điều kiện thuận lợi cho LS hoạt động. “Chúng ta cần nhận thức chiến lược theohướng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vi dân”, ông Huỳnh nhấn mạnh.
Ông Trần Hữu Huỳnh – đại diện VCCI: “Không nên quy hoạch cụ thể về số lượng LS mà cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi”
Không chỉ có những tác động từ quá trình hội nhập kinh tế mà chiến lược cải cách tư pháp (CCTP) với chủ trương quan trọng là hoàn thiện cơ chế bảo đảm tranh tụng tại tòa cũng tác động nhiều đến hoạt động của LS. Ông Vũ Văn Toản – Vụ CCTP Văn phòng Trung ương Đảng cho hay: “mục tiêu của CCTP là bảo vệ công lý, bảo vệ người dân song, hiện có ý kiến cho rằng, CCTP đang dậm chân tại chỗ, cơ quan công quyền chưa tạo ra hàng lang pháp lý ổn định cho người dân hoạt động, khả năng tiếp cận công lý của người dân hạn chế và thực tế này vừa là thách thức, cơ hội của LS – ông Toản nói. Theo ông Toản, trong quá trình hoạch định chiến lược phát triển đội ngũ LS, cần đánh giá đúng những ưu điểm, nhược điểm của chính các cơ quan TP trong qua trình soạn thảo văn bản chính sách để làm cho việc xây dựng chiến lược phải đảm bảo tính thượng tôn của pháp luật.
Tại buổi tọa đàm một số LS cũng đã phát biểu quan điểm của mình nhằm hướng tới việc soạn thảo chiến lược phát triển đội ngũLS trong thời gian tới sát với thực tế hơn, thiết thực hơn cho hoạt động của tổ chức xã hội nghề nghiệp này.
|
Ý kiến ()