Mục tiêu hướng tới là hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách về tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhằm xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất, đạo đức, có trình độ năng lực nghiệp vụ, góp phần củng cố, nâng cao hiệu quả trong quản lý nhà nước. Nâng cao tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS ở các cơ quan của Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập từ trung ương đến cơ sở, nhất là ở các địa phương vùng DTTS nhưng không tăng số lượng biên chế đã được cấp có thẩm quyền giao, phù hợp với Nghị định số 108 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế; hình thành hệ thống thông tin, số liệu phản ánh thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS trong giai đoạn hiện nay nhằm phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về công tác cán bộ, công chức, viên chức người DTTS…
Để đạt được mục tiêu nêu trên, Đề án sẽ tiến hành nghiên cứu xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách có tính đặc thù trong tuyển dụng, nâng ngạch, thăng hạng; chế độ chính sách trong đào tạo, bồi dưỡng; tiêu chuẩn, điều kiện trong quy hoạch, bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức người DTTS; nghiên cứu, quy định chế độ, chính sách thu hút nhân tài, trọng dụng, đãi ngộ, chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội phù hợp đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ và hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS. Cùng với đó là xây dựng chương trình bồi dưỡng kiến thức người DTTS cho cán bộ, công chức, viên chức theo bốn nhóm đối tượng: Đối tượng 1 (lãnh đạo cấp tỉnh và tương đương); đối tượng 2 (lãnh đạo cấp sở và tương đương); đối tượng 3 (lãnh đạo cấp phòng và tương đương); đối tượng 4 (cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo).
Quyết định 402 của Chính phủ triển khai sẽ giúp các chính sách về thu hút, trọng dụng, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức người DTTS; nâng cao tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan, đơn vị, địa phương, vùng đồng bào DTTS…, góp phần phát triển văn hóa, kinh tế – xã hội và xóa đói, giảm nghèo bền vững vùng DTTS và miền núi trong giai đoạn mới.
Ý kiến ()