Phát triển đô thị trong sự thay đổi toàn cầu
Đó là chủ đề của của Hội nghị Phát triển Đô thị Quốc tế (INTA 37) do Hiệp hội phát triển Đô thị Quốc tế và Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp tổ chức diễn ra ngày 3/12, tại Hà Nội.
(ĐCSVN) – Đó là chủ đề của của Hội nghị Phát triển Đô thị Quốc tế (INTA 37) do Hiệp hội phát triển Đô thị Quốc tế và Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp tổ chức diễn ra ngày 3/12, tại Hà Nội. Hội nghị INTA 37 thường niên của Hiệp hội Phát triển Đô thị Quốc tế (INTA37 Hà Nội) nhằm cung cấp một cái nhìn mới về những thách thức đô thị lớn và các giải pháp để thúc đẩy và hỗ trợ sự phát triển của các thành phố bền vững, đó là xã hội toàn diện, hiệu quả kinh tế và sự linh hoạt về môi trường. Tại Hội nghị các đại biểu đã tham gia thảo luận về các đề tài như tình trạng quá tải của đô thị hóa tạo ra áp lực về chính sách công cộng hiện có, về cung cấp nhà ở cho nhân dân, lên kế hoạch địa phương hóa các hoạt động công nghiệp, nhu cầu cả về số lượng và chất lượng kết nối giữa trung tâm thành phố, ngoại vi và vùng lãnh thổ ven đô hướng đến quan điểm về Đô thị cân bằng và tăng cường… Theo nhận định của các chuyên gia, tác động kết hợp của quá trình đô thị hóa khắc nghiệt, mức tiêu thụ các nguồn tài nguyên trên hành tinh tăng lên và yêu cầu ngày càng cao về một chất lượng cuộc sống tốt hơn đang đặt áp lực rất lớn lên công dân, các nhà lãnh đạo, nhà quản lý và các chuyên gia chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện các chính sách phù hợp cho sự hình thành và hoạt động của các đô thị. Đồng thời, những áp lực này cũng đưa đến cơ hội cho sự đổi mới và đầu tư, sự tham gia của thành phần kinh tế tư nhân cũng như các nguồn lực công. Những thách thức đô thị này mang tính toàn cầu, nhưng được cảm nhận rõ rệt hơn ở khu vực Đông Nam Á. Trong khuôn khổ hội nghị lần này, Việt Nam là một trong những quốc gia điển hình cần tìm ra giải pháp để thúc đẩy quá trình đô thị hóa. Thực tế, Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển khác trên thế giới, xu hướng đô thị hóa đang diễn ra rất mạnh mẽ. Thống kê đến cuối năm 2012, Việt Nam có 765 đô thị, chiếm tỷ lệ đô thị hóa đạt 32,45%. Tại VN, tốc độ phát triển đô thị còn đang bị ảnh hưởng bởi yếu tố kết cấu hạ tầng, di dân và đặc biệt nguồn kinh phí. Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng nhận định, đầu tư cho phát triển đô thị đang là khó khăn đối với các nước đang phát triển do chi phí đầu tư lớn. Khó khăn nữa từ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông thôn nên ảnh hưởng đến hạ tầng, giảm chất lượng của đô thị. Việt Nam trong những năm qua quy mô đô thị càng lớn lên, chất lượng tốt lên. Nhưng chất lượng hệ thống kết cấu hạ tâng thiếu đồng bộ, ô nhiễm môi trường, thiếu nhà ở cho người dân. Ông Budiarsa Sastrawinata, chủ tịch của INTA cho rằng, trong những năm qua Hà Nội đã tự hình thành trong nội tại như là một đô thị đang phát triển, một thành phố với nguồn năng lượng dồi dào, mà không giống như các thành phố khác trong khu vực Đông Nam Á vẫn giữ nguyên cảnh quan của nó, một thành phố có định hướng kiểm soát quy hoạch phát triển trong tương lai của mình trong khi vẫn duy trì cấu trúc đô thị cư dân… Hội nghị kéo trong 2 ngày 3-4/12. Song song với chương trình chính sẽ là các hội thảo bên lề cung cấp những đánh giá quan trọng của các dự án đô thị, và được xây dựng để khuyến khích phân tích và thảo luận. Chương trình cũng bao gồm buổi thăm quan chuyên môn ở dự án lớn tại Hà Nội, khu đô thị có quy mô lớn và đồng bộ và các dự án đô thị đang triển khai. |
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()