LSO-Trong những năm trở lại đây, kinh tế xã Tân Thành, huyện Cao Lộc có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều hộ dân nghèo giờ không chỉ dư ăn, dư mặc, thoát khỏi cảnh đói nghèo, mà còn mua sắm được các phương tiện phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất như tivi, xe máy, máy xay sát… Những đổi thay đó có nguyên nhân quan trọng từ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền xã trong việc tận dụng, khai thác mọi tiềm năng gắn với đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Trong đó, xã đặc biệt quan tâm tăng trưởng, phát triển đàn dê của mỗi hộ gia đình để phát triển kinh tế.Đàn dê của gia đình chị Lành Thị LườngĐến thăm gia đình chị Lành Thị Lường, thôn Sài Hồ, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước cơ ngơi đầy đủ tivi, xe máy… của anh chị, vì trước đó cán bộ văn phòng UBND xã, anh Lương Văn Cai cho biết gia đình chị Lường thuộc diện hộ nghèo lâu năm, vừa mới thoát nghèo năm 2008. Chị Lường tâm sự: Năm 2003, gia đình chị...
LSO-Trong những năm trở lại đây, kinh tế xã Tân Thành, huyện Cao Lộc có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều hộ dân nghèo giờ không chỉ dư ăn, dư mặc, thoát khỏi cảnh đói nghèo, mà còn mua sắm được các phương tiện phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất như tivi, xe máy, máy xay sát…
Những đổi thay đó có nguyên nhân quan trọng từ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền xã trong việc tận dụng, khai thác mọi tiềm năng gắn với đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Trong đó, xã đặc biệt quan tâm tăng trưởng, phát triển đàn dê của mỗi hộ gia đình để phát triển kinh tế.
|
Đàn dê của gia đình chị Lành Thị Lường |
Đến thăm gia đình chị Lành Thị Lường, thôn Sài Hồ, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước cơ ngơi đầy đủ tivi, xe máy… của anh chị, vì trước đó cán bộ văn phòng UBND xã, anh Lương Văn Cai cho biết gia đình chị Lường thuộc diện hộ nghèo lâu năm, vừa mới thoát nghèo năm 2008. Chị Lường tâm sự: Năm 2003, gia đình chị từ Nam trở về quê hương với hai bàn tay trắng, cả nhà chỉ trông chờ mấy sào ruộng, không đủ ăn. Với 4 triệu đồng vốn ban đầu vay được từ ngân hàng chính sách xã hội, anh chị đã mạnh dạn xây chuồng trại và mua một con lợn nái, 5 con dê. Thời điểm đó, dê bán chưa được giá, thị trường bấp bênh, nhưng dê là loài ăn tạp, nuôi không khó, lại có diện tích chăn thả, nên anh chị không ngần ngại chăm chút, tăng trưởng đàn dê hàng năm. Bắt đầu từ năm 2006, dê bán được giá cao, đến nay giá bán trung bình được 70 ngàn đồng/1kg. Đàn dê gia đình luôn có trên hai chục con, hàng năm chị bán từ 10- 15 con, cho thu nhập khoảng 15 triệu đồng/năm. Cũng như gia đình chị Lường, nhiều hộ dân có đàn dê từ 20- 30 con đã cho nguồn thu đáng kể, từ đó vươn lên phát triển kinh tế, thoát nghèo như hộ Hứa Văn Liêm, Hoàng Văn Mình ở thôn Sài Hồ, Lương Văn Sáy thôn Nà Múc…
Thực hiện mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế, xã Tân Thành quan tâm đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và trồng rừng gắn với tiềm năng, lợi thế từng thôn, bản. Trong đó, giữ ổn định và phát triển đàn dê được coi là một giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn. Chị Nông Thị Thủy, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Người dân xã Tân Thành nuôi dê làm kinh tế đã có từ đời cha ông. Lúc đó người dân còn phải đi mua giống ở các địa phương khác, nhưng khoảng chục năm nay nhân dân xã đã tự nuôi được con giống. Năm 2006, chăn nuôi dê trở thành phong trào mạnh mẽ và là nguồn thu chủ đạo đối với nhiều hộ gia đình. Năm 2009, tổng đàn dê của xã có hơn 460 con, tăng 4,5% so với năm 2008, trong 6 tháng đầu năm 2010 có 485 con. Từ phát triển đàn dê, các hộ dân có thêm nguồn thu nhập từ 10- 20 triệu đồng/năm, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống, hàng chục hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.
Hiện nay, diện tích chăn thả của xã ngày càng bị hạn chế do tập trung quỹ đất phát triển lâm nghiệp. Tuy nhiên, với vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế hộ gia đình, xã Tân Thành quan tâm tuyên truyền, động viên nhân dân tận dụng những điều kiện tự nhiên để tiếp tục tăng trưởng và phát triển đàn dê, nhất là ở 2 thôn có điều kiện chăn thả tự nhiên thuận lợi là thôn Tồng Han và thôn Sài Hồ.
Lăng Bích
Ý kiến ()