LSO-Để thực hiện các mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn, huyện Chi Lăng đã luôn bám sát các chương trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chương trình vốn ưu đãi..., đặc biệt là tận dụng và tập trung khai thác các tiềm năng, thế mạnh của vùng.Trong những năm gần đây, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp dựa trên tiềm năng sẵn có đã được huyện ưu tiên phát triển, qua đó tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động, đóng góp một nguồn thu đáng kể cho phát triển kinh tế của huyện.Trên địa bàn huyện hiện nay có 339 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, bao gồm: khai thác đá, quặng, điện lực, công nghiệp chế biến, đồ gỗ gia dụng, đan lát... Những hoạt động sản xuất công nghiệp đó đều chủ yếu dựa trên điều kiện tiềm năng sẵn có của địa phương. Dựa trên tiềm năng đá khá dồi dào, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đã đầu tư, khai thác từ nhiều năm và đem lại những giá trị kinh...
LSO-Để thực hiện các mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn, huyện Chi Lăng đã luôn bám sát các chương trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chương trình vốn ưu đãi…, đặc biệt là tận dụng và tập trung khai thác các tiềm năng, thế mạnh của vùng.
Trong những năm gần đây, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp dựa trên tiềm năng sẵn có đã được huyện ưu tiên phát triển, qua đó tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động, đóng góp một nguồn thu đáng kể cho phát triển kinh tế của huyện.
Trên địa bàn huyện hiện nay có 339 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, bao gồm: khai thác đá, quặng, điện lực, công nghiệp chế biến, đồ gỗ gia dụng, đan lát… Những hoạt động sản xuất công nghiệp đó đều chủ yếu dựa trên điều kiện tiềm năng sẵn có của địa phương. Dựa trên tiềm năng đá khá dồi dào, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đã đầu tư, khai thác từ nhiều năm và đem lại những giá trị kinh tế đáng kể. Hiện có hai cơ sở là mỏ đá của doanh nghiệp tư nhân Thượng Thành và Xí nghiệp đá Đồng Mỏ thuộc Tổng cục Đường sắt, khai thác đá ở xã Mai Sao, xã Quang Lang, lượng khai thác hàng năm đạt trên 90 nghìn m3. Khai thác quặng các loại ở các xã Y Tịch, Lâm Sơn… được khoảng hơn 3 nghìn tấn/năm. Từ khai thác gỗ, các cơ sở chế biến, hộ kinh doanh cá thể đã thu mua, làm đồ gỗ gia dụng như giường, tủ, bàn, ghế…; từ mây, tre, nứa, các hộ dân đan lát các vật dụng như giỏ xách, rổ, giá, dần, sàng… Mặc dù còn rất nhỏ lẻ và còn mang tính thời vụ, nhưng từ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, những năm qua huyện đã có những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường huyện và vươn ra các địa bàn lân cận, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động và đóng góp một nguồn thu đáng kể vào phát triển kinh tế. Trong 9 tháng đầu năm 2010, tổng doanh thu từ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt gần 60 tỷ đồng, trong đó từ khai thác đá 8,5 tỷ đồng, khai thác quặng các loại 25.900 tấn, công nghiệp chế biến trên 11 tỷ đồng. Riêng từ khai thác đá, hàng năm đã tạo việc làm ổn định cho 100- 120 lao động tại địa phương.
Với những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế, huyện Chi Lăng đã quan tâm sâu sắc đến phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, coi đây là một giải pháp để thực hiện hiệu quả công cuộc xóa đói giảm nghèo. Trong vài năm trở lại đây, huyện thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trong đó, tập trung khai thác các tiềm năng, thế mạnh của vùng; tạo điều kiện thuận lợi, có chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư đối với các cơ sở, doanh nghiệp khai thác công nghiệp đá, quặng, sản xuất đồ gỗ… Bên cạnh đó, huyện quan tâm đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là đào tạo nghề đan lát cho lao động ở các xã có tiềm năng về cây mây, tre, nứa như ở xã Văn An, Chiến Thắng, Liên Sơn…
Hiện nay, các cơ sở, doanh nghiệp khai thác, thu mua và sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Chi Lăng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu tiềm năng đá, quặng, gỗ gia dụng… Từ thực tế đó, huyện tiếp tục tạo điều kiện, khuyến khích, thu hút các đơn vị đầu tư, khai thác. Đồng thời, không ngừng quan tâm đào tạo nghề cho các đối tượng lao động để phát triển, mở rộng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, hướng tới làng nghề. Qua đó, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động nông thôn, tăng thêm nguồn thu nhập cho bà con nông dân và có một nguồn doanh thu ổn định vào ngân sách, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.
Lâm Như
Ý kiến ()