Phát triển bền vững đối ngoại kinh tế của Thủ đô
Chiều 28/11, Sở Ngoại vụ Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Phát triển bền vững đối ngoại kinh tế của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020”.Hội thảo “Phát triển bền vững đối ngoại kinh tế của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020” (Ảnh: MC)Hội thảo nằm trong khuôn khổ triển khai thực hiện đề tài khoa học cấp thành phố mang tên “Định hướng và giải pháp chủ yếu phát triển bền vững đối ngoại kinh tế Thủ đô giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030”.Phát biểu tại Hội thảo, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Công Soái khẳng định, đối ngoại kinh tế bước đầu đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô; hỗ trợ cho các sở, ngành, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp trong việc vận động viện trợ, thu hút đầu tư, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu hút du lịch cũng như xúc tiến đầu tư.Tuy nhiên, hoạt động đối ngoại kinh tế của Hà Nội chưa tạo cơ chế và hỗ trợ để các doanh nghiệp chủ động, năng động...
Chiều 28/11, Sở Ngoại vụ Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Phát triển bền vững đối ngoại kinh tế của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020”.
Hội thảo “Phát triển bền vững đối ngoại kinh tế của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020” |
Hội thảo nằm trong khuôn khổ triển khai thực hiện đề tài khoa học cấp thành phố mang tên “Định hướng và giải pháp chủ yếu phát triển bền vững đối ngoại kinh tế Thủ đô giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030”.
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Công Soái khẳng định, đối ngoại kinh tế bước đầu đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô; hỗ trợ cho các sở, ngành, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp trong việc vận động viện trợ, thu hút đầu tư, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu hút du lịch cũng như xúc tiến đầu tư.
Tuy nhiên, hoạt động đối ngoại kinh tế của Hà Nội chưa tạo cơ chế và hỗ trợ để các doanh nghiệp chủ động, năng động hơn trong hoạt động xúc tiến đầu tư, mở rộng thị trường. Vấn đề cập nhật thông tin, phân tích dự báo thị trường quốc tế, định hướng đối tác, thiết kế mô hình tổ chức và xác định phương thức đẩy mạnh kinh tế đối ngoại còn lúng túng. Việc thành lập các văn phòng đại diện, trung tâm thương mại… ở nước ngoài triển khai chậm; chưa đổi mới tư duy; thủ tục hành chính còn cồng kềnh, chồng chéo.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu đồng thời là Trưởng ban Hội nhập kinh tế quốc tế TP cho biết, hiện Hà Nội đang duy trì quan hệ hữu nghị, hợp tác với gần 100 thủ đô, thành phố của hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế có uy tín trên thế giới.
Có trên 2.000 doanh nghiệp Hà Nội trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tới trên 200 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đầu tư quốc tế tăng mạnh, là điểm nổi bật trong quá trình phát triển kinh tế của Hà Nội từ khi Việt Nam gia nhập WTO.
Hà Nội luôn là một trong các địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Từ năm 2007 đến 2011, Hà Nội đã thu hút 1.566 dự án FDI với vốn đầu tư đăng ký trên 8.858 triệu USD.
Ông Nguyễn Văn Sửu cũng cung cấp chủ trương, cơ chế chính sách của Hà Nội để thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế thời gian tới trong đó có việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp, mở rộng thị trường hàng hóa của Thủ đô; đẩy mạnh cải cách hành chính; hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển kinh tế ngoại thành; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; đảm bảo an ninh trật tự; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững…
Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học đã góp ý cho thành phố để hoàn thiện khung lý thuyết, hệ quan điểm, định hướng chiến lược, các giải pháp để phát triển bền vững đối ngoại kinh tế của Thủ đô thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH tới năm 2020.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()