Thứ 4, 25/12/2024 14:24 [(GMT +7)]
Phát huy vai trò tích cực của văn học nghệ thuật để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Thứ 5, 06/12/2012 | 09:35:00 [(GMT +7)] A A
Tuy vậy, từ đây cũng đặt ra những vấn đề cần quan tâm. Đó là, mặc dù trong sáng tác VHNT về mảng văn thơ song ngữ đã có những tác giả bút lực dồi dào, song đa số lại cao tuổi, còn các tác giả trẻ chưa nhiều. Do đó, việc xây dựng lực lượng kế cận là một vấn đề đặt ra. Thiết nghĩ, về lâu dài, để mảng văn hóa dân tộc nói chung, các sáng tác văn thơ song ngữ nói riêng tiếp tục phát triển và có lực lượng kế cận tham gia sáng tác thì việc đưa tiếng dân tộc vào giảng dạy trong các nhà trường sẽ là một động thái tích cực, mang ý nghĩa lâu dài, bền vững. Mặt khác, biên tập viên chuyên sâu cho mảng văn thơ song ngữ chưa có. Đây là vấn đề mà Hội VHNT cũng đã tính đến để kiện toàn trong thời gian tới.
LSO-Bản sắc văn hóa dân tộc được biểu hiện qua tiếng nói, chữ viết, trang phục, phong tục lễ, tết, nếp ăn ở… Cho nên, việc giữ gìn và phát huy những nội dung trên chính là thiết thực góp phần vào công tác bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Trong công tác này, thời gian qua, văn học nghệ thuật (VHNT) Lạng Sơn cũng đã thể hiện vai trò tích cực.
Đồng quê miền núi Xứ Lạng là một đề tài lớn cho các văn nghệ sĩ sáng tác văn học nghệ thuật
Bà Lộc Bích Kiệm, Phó Chủ tịch Thường trực Hội VHNT Lạng Sơn cho biết, mảng đề tài về văn hóa dân tộc thời gian qua luôn được các hội viên, văn nghệ sĩ của tỉnh quan tâm trong sáng tác, sáng tạo các tác phẩm. Từ trong phong trào sáng tác đã xuất hiện nhiều tác giả viết về mảng văn hóa dân tộc bằng song ngữ như: Hoàng Văn An, Vi Hồng Nhân, Mã Thế Vinh, Hoàng Kim Dung… Các tác giả không chỉ thường xuyên có tác phẩm, mà thậm chí còn ra được những tập sách.
Nhằm góp phần quảng bá, giới thiệu những tác phẩm song ngữ tới đông đảo công chúng, trong những năm qua, trên Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng đã quan tâm đăng tải những tác phẩm này. Theo bà Kiệm, chính mảng văn thơ song ngữ đã tạo ra “khuôn mặt riêng” cho Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng và không lẫn vào những tạp chí văn nghệ của các địa phương khác. Do được duy trì đều đặn nên đã có tác dụng khích lệ các tác giả sáng tác nhiều hơn. Kể từ tháng 10/2012, Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng nâng từ 32 lên 64 trang/1 số. Trong đó, số trang dành cho mảng văn thơ song ngữ và văn hóa dân tộc cũng được tăng cường hơn. Bên cạnh mảng sáng tác thì mảng sưu tầm như về truyện cổ, dân ca các dân tộc thiểu số cũng được các hội viên quan tâm. Những tác giả, hội viên có tác phẩm song ngữ cũng mong muốn thành lập chi hội để có môi trường trao đổi, động viên nhau sáng tác. Vấn đề này thời gian tới, Hội VHNT Lạng Sơn cũng sẽ nghiên cứu để thành lập nhằm tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động sáng tác hiệu quả hơn.
Có thể thấy, không chỉ riêng chuyên ngành văn học mới tích cực sáng tác các tác phẩm VHNT về đề tài văn hóa dân tộc mà các chuyên ngành khác như mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc… cũng rất rõ nét. Cụ thể, trong các tác phẩm nhiếp ảnh được trưng bày và đạt giải tại Liên hoan ảnh nghệ thuật các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc trong những năm qua đều có những tác phẩm phản ánh về đề tài văn hóa dân tộc. Tác phẩm “Mẹ và con” của tác giả Trịnh Quốc Toản đạt Huy chương Bạc tại liên hoan năm 2012 cũng là tác phẩm phản ánh về đời sống của đồng bào dân tộc miền núi quê hương Xứ Lạng. Mới đây nhất, tại Triển lãm Mỹ thuật khu vực III (Tây Bắc – Việt Bắc) năm 2012, Lạng Sơn cũng có nhiều tác phẩm về văn hóa dân tộc. Trong đó, tiêu biểu có tác phẩm “Làng bản” của tác giả Đoàn Bích Thùy được nhận tặng thưởng của Hội Mỹ thuật Việt Nam cũng là phản ánh về đề tài đời sống văn hóa dân tộc. Đây cũng là tác phẩm được trao giải B của Hội VHNT tỉnh Lạng Sơn năm 2012. Thật sự, VHNT của Lạng Sơn đã, đang tích cực đóng góp vào công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên quê hương Xứ Lạng bằng những hình thức truyền tải mềm mại, uyển chuyển, giúp cho công chúng dễ dàng tiếp nhận. Đồng thời cũng là thiết thực góp phần phát triển VHNT theo đúng định hướng tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) đã đề ra. Việc tăng trang của Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng là một thuận lợi để có thêm dung lượng đăng tải các tác phẩm, nhất là mảng văn thơ song ngữ.
Nếp nhà truyền thống của đồng bào các dân tộc huyện Bình Gia
Tuy vậy, từ đây cũng đặt ra những vấn đề cần quan tâm. Đó là, mặc dù trong sáng tác VHNT về mảng văn thơ song ngữ đã có những tác giả bút lực dồi dào, song đa số lại cao tuổi, còn các tác giả trẻ chưa nhiều. Do đó, việc xây dựng lực lượng kế cận là một vấn đề đặt ra. Thiết nghĩ, về lâu dài, để mảng văn hóa dân tộc nói chung, các sáng tác văn thơ song ngữ nói riêng tiếp tục phát triển và có lực lượng kế cận tham gia sáng tác thì việc đưa tiếng dân tộc vào giảng dạy trong các nhà trường sẽ là một động thái tích cực, mang ý nghĩa lâu dài, bền vững. Mặt khác, biên tập viên chuyên sâu cho mảng văn thơ song ngữ chưa có. Đây là vấn đề mà Hội VHNT cũng đã tính đến để kiện toàn trong thời gian tới.
Hoàng Thịnh
Đang tải dữ liệu
Poll
Ý kiến ()