Huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) là một trong 62 huyện nghèo của cả nước, với hơn 90% số dân là người Mông. Trong những năm qua, để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thôn, bản, Đảng bộ huyện đã đề ra nhiều giải pháp, trong đó, đặc biệt coi trọng và phát huy vai trò nòng cốt của các bí thư chi bộ thôn, bản trong việc giúp dân phát triển kinh tế - xã hội.Đồng chí Lý Chồng Di, Bí thư chi bộ bản Trống Páo Sang, xã La Pán Tẩn hướng dẫn bà con phòng bệnh đọng cổ bông cho cây lúa. Người đầu tiên chúng tôi gặp là đồng chí Vàng A Su, Bí thư Chi bộ bản Khao Mang, xã Khao Mang. Khi được hỏi về kết quả kỳ họp chi bộ vừa qua, anh "khoe" với chúng tôi, chi bộ bản Khao Mang vừa đề ra nhiệm vụ trong tháng tới là thực hiện tốt cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư"; sửa chữa đường giao thông liên thôn, bản; vận động mỗi hộ dân nuôi ít nhất một con lợn, năm...
Huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) là một trong 62 huyện nghèo của cả nước, với hơn 90% số dân là người Mông. Trong những năm qua, để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thôn, bản, Đảng bộ huyện đã đề ra nhiều giải pháp, trong đó, đặc biệt coi trọng và phát huy vai trò nòng cốt của các bí thư chi bộ thôn, bản trong việc giúp dân phát triển kinh tế – xã hội.
Đồng chí Lý Chồng Di, Bí thư chi bộ bản Trống Páo Sang, xã La Pán Tẩn hướng dẫn bà con phòng bệnh đọng cổ bông cho cây lúa.
Người đầu tiên chúng tôi gặp là đồng chí Vàng A Su, Bí thư Chi bộ bản Khao Mang, xã Khao Mang. Khi được hỏi về kết quả kỳ họp chi bộ vừa qua, anh “khoe” với chúng tôi, chi bộ bản Khao Mang vừa đề ra nhiệm vụ trong tháng tới là thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; sửa chữa đường giao thông liên thôn, bản; vận động mỗi hộ dân nuôi ít nhất một con lợn, năm con gà và trồng một gốc su su theo tinh thần nghị quyết phát triển kinh tế hộ của Đảng ủy xã… Theo đồng chí Vàng A Su, làm bí thư chi bộ bản còn khó hơn trồng cây ngô, trồng cây lúa trên nương, bắt con cá dưới suối. Tuy khó vậy nhưng mà rất vui. Để bà con tin tưởng và làm theo đảng viên, đồng chí A Su đã yêu cầu các đảng viên tích cực nuôi cá ở chân ruộng lúa; thực hiện tốt vệ sinh “ba sạch”: ăn sạch, uống sạch và ở sạch… Trước đây ở bản, có anh Giàng A Sùng mỗi lần uống rượu say thường hay bỏ bê công việc nương rẫy, đánh đập vợ con. Không ngần ngại, đồng chí A Su đã nhiều lần đến khuyên can A Sùng. Những ngày đầu đi vận động, A Sùng thường tránh mặt không tiếp
A Su. Với suy nghĩ, là một đảng viên đã quyết tâm làm thì phải làm bằng được, khi gặp được A Sùng, đồng chí A Su từ tốn giải thích về tác hại của rượu đối với sức khỏe, cũng như ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình… Mưa dầm thấm lâu, A Sùng đã tự nguyện bỏ rượu và tập trung vào công việc nương rẫy, bảo ban con cái học hành.
Chia tay bí thư chi bộ Vàng A Su, chúng tôi đến xã La Pán Tẩn, nơi được mệnh danh là quê hương của những thửa ruộng bậc thang đẹp nhất Tây Bắc. Tại trụ sở UBND xã, chúng tôi gặp đồng chí Hảng Sái Chông, Trưởng công an xã đồng thời là bí thư chi bộ bản La Pán Tẩn đang say sưa đọc tài liệu về nông thôn mới. Tôi mạnh dạn hỏi: “Anh Chông ơi! Xã mình đang chuẩn bị xây dựng nông thôn mới à?”. Bằng một ánh mắt tươi vui và giọng nói sang sảng, anh nói: La Pán Tẩn được chọn là xã điểm xây dựng nông thôn mới của huyện. Trong 19 tiêu chí của Trung ương đề ra, xã mới đạt hai tiêu chí về an ninh – trật tự và gia đình văn hóa, còn các tiêu chí khác đang xây dựng. Là bí thư chi bộ bản, tôi phải tích cực tìm hiểu về xây dựng nông thôn mới để đóng góp ý kiến cho lãnh đạo xã… Biết chúng tôi muốn tìm hiểu về công việc của mình, đồng chí Chông nói vui: Làm bí thư chi bộ ở vùng cao như tôi, làm một việc nhưng phải biết nhiều việc. Từ việc trồng cây lúa, cây ngô cho đến vận động phụ huynh cho con đến lớp. Như năm 2008, anh Hảng Chờ Khua người trong bản bị đi cải tạo tại Sơn La vì buôn bán ma túy. Nhà anh Khua có bốn đứa con, đứa lớn nhất đang học lớp bảy, đứa nhỏ nhất mới hai tuổi. Do hoàn cảnh khó khăn lại neo người, chị Lý Thị Tàng, vợ anh Khua không cho cháu lớn đi học mà bắt ở nhà trông em để chị đi làm nương. Anh Chông đã nhiều lần khuyên chị Tàng cho con đi học nhưng chị không đồng ý. Không nản chí. Anh kiên trì vận động và giải thích rằng: Đã sinh con ra thì phải cho con đi học. Con người ta biết chữ mà con mình không biết sẽ khổ lắm đấy, Tàng ạ! Câu nói xuất phát từ đáy lòng của anh khiến chị Tàng suy nghĩ và đồng ý cho con đi học. Hay như chuyện cai nghiện thuốc phiện cho các cụ cao tuổi ở bản cũng thể hiện sự quyết tâm cao của anh Chông. Do phần lớn các cụ nghiện thuốc phiện lâu năm nên không thể cắt cơn ngay mà phải cai từng bước. Để bảo đảm việc cai nghiện thành công, đồng chí Chông phân công các đảng viên trong chi bộ thường xuyên đến từng nhà để hướng dẫn các cụ cai nghiện, giảm liều hút dần dần để đoạn tuyệt với thuốc phiện và bàn đèn. Với phương pháp này đồng chí Chông và các đảng viên trong chi bộ đã giúp nhiều cụ cao tuổi trong bản thoát khỏi “nàng tiên nâu”.
Trẻ nhất trong số các bí thư chi bộ bản mà chúng tôi gặp là đồng chí Giàng A Vàng, 32 tuổi, bí thư chi bộ bản Dế Xu Phình B, xã Dế Xu Phình. Sau cái bắt tay, chào hỏi thân mật, A Vàng vào bếp lấy chai rượu táo mèo mới ngâm ra mời chúng tôi. Trong câu chuyện của mình, A Vàng khoe khéo về sản lượng táo mèo của bản thu hoạch 20 tấn/năm; lúa đạt 3,7 đến bốn tấn/ha, có nơi đất tốt được hơn năm tấn/ha…
A Vàng kể cho chúng tôi nghe nhiều chuyện. Chuyện về cái tên bản Dế Xu Phình B; về đảng viên trẻ tuổi nhất sinh năm 1988, tên là Giàng A Táo, đến đảng viên cao tuổi nhất là Vàng Nhà Vàng sinh năm 1947; về việc các đảng viên trong chi bộ đi vận động các hộ không trồng cây anh túc; chi tiêu tiết kiệm để làm nhà vệ sinh; tăng diện tích trồng cây táo mèo; tăng sản lượng nuôi cá ở chân ruộng lúa vào vụ sau… Để các đảng viên trong chi bộ gắn bó với công việc của bản, đồng chí bí thư chi bộ phân công mỗi đảng viên phụ trách, giúp đỡ bốn, năm hộ gia đình phát triển kinh tế. Nói về Bí thư Giàng A Vàng, anh Giàng Sông Giao, người cùng bản thẳng thắn nhận xét, vừa qua đồng chí Vàng đã làm được một việc tốt. Anh A Vàng nhận thấy thời gian thu hoạch táo mèo kéo dài, giá táo thường tăng cao vào cuối vụ nên vận động mọi người tăng diện tích trồng táo mèo. Kết quả, đồng chí A Vàng đã vận động bà con trồng mới hơn 10 nghìn cây táo mèo. Riêng gia đình bí thư chi bộ trồng được hơn 500 cây táo mèo… Một việc làm khác mà anh Giao luôn cảm phục đồng chí A Vàng là, cách đây ba năm nhà anh không có tiền di chuyển chuồng trâu, bò và gia súc ra xa nhà, đồng chí A Vàng đã vận động dân quân xã, công an viên và các đảng viên trong chi bộ đến giúp nhà anh Giao di chuyển chuồng trại gia súc ra xa nhà. Thấy từ ngày nhà anh Giao di chuyển chuồng trại gia súc ra xa nhà thì ít ốm đau, bệnh tật hơn nên bà con nô nức làm theo lời đồng chí A Vàng. Bên cạnh đó, đồng chí A Vàng còn nêu gương sáng cho bà con trong bản về việc học tập. Trước đây, dù ham học nhưng vì nhà nghèo, không có điều kiện đi học “cái chữ” nên việc học hành của đồng chí A Vàng bị dở dang. Hiện đồng chí A Vàng đang học lớp 11 ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện. Ước mơ của đồng chí A Vàng sau khi tốt nghiệp lớp 12 sẽ tiếp tục học trung cấp chuyên ngành nông, lâm và học trung cấp chính trị tại tỉnh…
Đó là ba trong nhiều bí thư chi bộ thôn, bản tiêu biểu mà chúng tôi có cơ hội được trò chuyện ở Mù Cang Chải. Bằng những việc làm cụ thể của mình, các đồng chí đã và đang góp phần nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên; giúp đỡ bà con dân tộc thiểu số thoát nghèo; xóa bỏ hủ tục lạc hậu… Hay nói như đồng chí Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải, Ngô Thanh Giang: Các đồng chí ấy xứng đáng là chỗ dựa tin cậy và luôn tâm huyết với công việc của thôn, bản…
Theo Nhandan
Ý kiến ()