LSO-Trong 5 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Lạng Sơn đã nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy tốt những thành tựu của gần 25 năm đổi mới, khắc phục vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo; khai thác những thuận lợi, tiềm năng của một tỉnh biên giới trong xu thế mở cửa hội nhập quốc tế, vươn lên giành nhiều thành tích đáng tự hào, đưa Lạng Sơn từ một tỉnh còn nghèo, đến nay đã có những bước phát triển khá toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng...Kinh tế của tỉnh có bước phát triển khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm giai đoạn 2006-2010 đạt 10,45%, trong đó ngành dịch vụ tăng 12,7%, ngành công nghiệp - xây dựng tăng 16%, nông lâm nghiệp tăng 4,6%. Sản lượng lương thực bình quân đạt từ 275 - 280 nghìn tấn, thu nhập bình quân đầu người đạt 820 USD, gấp 2 lần so với năm 2005. Đạt được hiệu quả như vậy là do cơ cấu kinh...
LSO-Trong 5 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Lạng Sơn đã nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy tốt những thành tựu của gần 25 năm đổi mới, khắc phục vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo; khai thác những thuận lợi, tiềm năng của một tỉnh biên giới trong xu thế mở cửa hội nhập quốc tế, vươn lên giành nhiều thành tích đáng tự hào, đưa Lạng Sơn từ một tỉnh còn nghèo, đến nay đã có những bước phát triển khá toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng…
Kinh tế của tỉnh có bước phát triển khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm giai đoạn 2006-2010 đạt 10,45%, trong đó ngành dịch vụ tăng 12,7%, ngành công nghiệp – xây dựng tăng 16%, nông lâm nghiệp tăng 4,6%. Sản lượng lương thực bình quân đạt từ 275 – 280 nghìn tấn, thu nhập bình quân đầu người đạt 820 USD, gấp 2 lần so với năm 2005. Đạt được hiệu quả như vậy là do cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch tích cực, đúng hướng, từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, thương mại dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp. Sản xuất công nghiệp tăng khá về quy mô, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 24,9%; kim ngạch xuất khẩu qua địa bàn năm 2010 ước tăng gấp 3,8 lần so với năm 2005, doanh thu du lịch tăng bình quân 20,43%/năm. Hoạt động bưu chính – viễn thông phát triển nhanh, đa dạng, chất lượng phục vụ ngày càng tốt hơn. Các dịch vụ tài chính, tín dụng, bảo hiểm, ngân hàng… đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, kinh doanh, mức tăng huy động vốn của hệ thống các ngân hàng đạt 24%/năm, tăng dư nợ tín dụng bình quân đạt 32%/năm. Công tác quản lý và điều hành ngân sách có nhiều tiến bộ; tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân hàng năm 16,8 %, gấp 2,2 lần so với năm 2005. Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội được tăng cường đáng kể. Tổng huy động vốn đầu tư trên địa bàn trong 5 năm qua đạt khoảng 19.500 tỷ đồng, gấp 2,1 lần giai đoạn 2001-2005; đến nay 90% số xã có đường giao thông đi được 4 mùa, 100% số xã có điện lưới quốc gia, 95% số hộ được sử dụng điện.
|
Toàn cảnh Nhà máy xi măng Đồng Bành |
Cùng với phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hoá – xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ; quy mô giáo dục được mở rộng, chất lượng dạy và học được nâng lên, các chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai đạt kết quả tốt. Tỷ lệ huy động trẻ đến trường, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp học, trúng tuyển đại học, trung học chuyên nghiệp, học sinh giỏi các cấp hàng năm đều tăng; đã hoàn thành phổ cập THCS năm 2006, đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi năm 2008, năm 2010 đã có 84 trường đạt chuẩn quốc gia. Đội ngũ cán bộ giáo viên chuẩn hoá đạt 94,6%, cơ bản đáp ứng theo yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng. Công tác chăm sóc sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, DS-KHHGĐ có nhiều cố gắng, từng bước được nâng cao về chất lượng; không để dịch bệnh lớn xảy ra; cơ sở vật chất phục vụ khám chữa bệnh được quan tâm đầu tư. Toàn tỉnh hiện có 4 bệnh viện tuyến tỉnh, 10 bệnh viện đa khoa cấp huyện, 24 phòng khám đa khoa khu vực, 226 trạm y tế xã, phường, thị trấn. Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế được thực hiện có hiệu quả, công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em được quan tâm, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm từ 29% năm 2005, xuống còn 19,5% năm 2010. Phong trào văn hóa văn nghệ, TDTT, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá phát triển sâu rộng. Công tác chăm sóc người có công, gia đình thương binh, liệt sỹ, các chính sách an sinh xã hội, chương trình giảm nghèo, tạo việc làm được quan tâm; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 29% năm 2005 xuống dưới 17,85% năm 2009. Quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên. Sau gần 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, tỉnh ta đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 17/23 chỉ tiêu chủ yếu. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được thường xuyên chỉ đạo, đã có nhiều chuyển biến tích cực, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng được nâng lên. Toàn đảng bộ, với 16 đảng bộ trực thuộc; 754 tổ chức cơ sở đảng, 47.531 đảng viên là lực lượng hùng hậu và nòng cốt trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được triển khai sâu rộng, tạo chuyển biến về nhận thức và ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân…
Để Lạng Sơn phát triển nhanh và bền vững, Lạng Sơn tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, đẩy nhanh phát triển kinh tế – xã hội, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, phát huy tốt các tiềm năng, lợi thế, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển, phấn đấu để Lạng Sơn cơ bản đạt trình độ phát triển trung bình của cả nước. Đảm bảo an sinh xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, bảo vệ môi trường. Tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh biên giới quốc gia, xây dựng vùng biên giới ổn định, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Phát huy sức mạnh tổng hợp, truyền thống cách mạng vẻ vang và tinh thần đoàn kết, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn sẽ chung sức, chung lòng, vượt qua mọi khó khăn, xây dựng quê hương Lạng Sơn ngày càng giàu đẹp, văn minh.
La Nam
Ý kiến ()