Phát huy sức mạnh tại chỗ
Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí tiếp tục có những bước chuyển biến tích cực. Các ngành, các cấp, các cơ quan công luận cùng đông đảo quần chúng nhân dân thể hiện rõ quyết tâm và có một số biện pháp tích cực nhằm phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí.Ở hầu hết cơ quan của Đảng, Nhà nước đều đề ra và thực hiện một số biện pháp phòng, chống tham nhũng như công khai, minh bạch các hoạt động thu, chi tài chính, công tác tuyển dụng, quản lý, bổ nhiệm cán bộ; thực hiện chính sách, đầu tư hiệu quả; sửa đổi, bổ sung các chế độ, định mức chi tiêu phù hợp với thực tế; xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp... Trên cơ sở quy định chung của Chính phủ, một số bộ, ngành, địa phương đã ban hành quy định cụ thể về việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức khi để xảy ra tham nhũng, lãng phí. Công tác thanh tra được tăng cường tập trung trong các lĩnh vực nhạy cảm...
Ở hầu hết cơ quan của Đảng, Nhà nước đều đề ra và thực hiện một số biện pháp phòng, chống tham nhũng như công khai, minh bạch các hoạt động thu, chi tài chính, công tác tuyển dụng, quản lý, bổ nhiệm cán bộ; thực hiện chính sách, đầu tư hiệu quả; sửa đổi, bổ sung các chế độ, định mức chi tiêu phù hợp với thực tế; xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp… Trên cơ sở quy định chung của Chính phủ, một số bộ, ngành, địa phương đã ban hành quy định cụ thể về việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức khi để xảy ra tham nhũng, lãng phí. Công tác thanh tra được tăng cường tập trung trong các lĩnh vực nhạy cảm về tham nhũng như quản lý đất đai, thu chi tài chính, sử dụng ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản, thuế, cổ phần hóa doanh nghiệp… Nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp được phát hiện, xử lý kịp thời bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.
Tuy nhiên, hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng chưa rõ nét, chưa đáp ứng được mong mỏi của đông đảo nhân dân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vẫn còn nhiều người chưa nhận thức hết được tính chất gay go, phức tạp, lâu dài của cuộc đấu tranh này. Nhiều nơi, cuộc đấu tranh chống tham nhũng kém hiệu quả, chỉ mang tính hình thức. Thể chế về phòng, chống tham nhũng chưa có tính thuyết phục, một số quy định thiếu tính khả thi, chưa đáp ứng đòi hỏi cấp bách của công tác phòng, chống tham nhũng. Số lượng các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng thì nhiều, nhưng chưa có sự phối hợp chặt chẽ, chưa phân định, phân công nhiệm vụ rõ ràng. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức gây nhũng nhiễu, phiền hà cho nhân dân. Việc thực hiện minh bạch tài sản, thu nhập nhiều khi mang tính hình thức. Tại đơn vị có sai phạm, khuyết điểm bị phát hiện, nhưng việc xử lý trách nhiệm vẫn còn e dè và mang tính nể nang, né tránh.
Để đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí có hiệu quả nhiều hơn nữa, thiết nghĩ, trong thời gian tới, cần chú trọng việc thực hiện công tác, lựa chọn, bố trí những cán bộ có năng lực, bản lĩnh và phẩm chất đạo đức khi tham gia công tác phòng, chống tham nhũng. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng tại các cơ quan, đơn vị, chính là giải pháp hữu hiệu để các tổ chức cơ sở Đảng phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng ngay trong đơn vị của mình; trên cơ sở các nội quy, quy định cụ thể của đơn vị, tổ chức và pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Theo Nhandan
Ý kiến ()