Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong giám sát các hoạt động tư pháp
Ngày 13-8, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết tám năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2-6-2005 của Bộ Chính trị về "Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020". Dự hội nghị, có các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Lê Thị Thu Ba, Phó Chánh Văn phòng T.Ư Ðảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp T.Ư; Ngô Thị Doãn Thanh, Chủ tịch HÐND thành phố Hà Nội.
Ngày 13-8, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết tám năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2-6-2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”. Dự hội nghị, có các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Lê Thị Thu Ba, Phó Chánh Văn phòng T.Ư Ðảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp T.Ư; Ngô Thị Doãn Thanh, Chủ tịch HÐND thành phố Hà Nội.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp thành phố, sau tám năm thực hiện Nghị quyết số 49, công tác cải cách tư pháp trên địa bàn Hà Nội có chuyển biến tích cực. Các nội dung của Nghị quyết đã được ngành tư pháp các quận, huyện, thị xã tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc; nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền về vị trí, vai trò của hoạt động tư pháp trong đời sống xã hội được nâng cao. Hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng có nhiều đổi mới, chất lượng các mặt công tác chuyển biến tích cực. Chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử được nâng cao, tỷ lệ án oan sai giảm mạnh… Tuy nhiên, công tác tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm và sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng ở một số vụ án còn thiếu chặt chẽ, thời hạn giải quyết còn chậm; tỷ lệ giải quyết các vụ án dân sự, hành chính còn thấp, vẫn còn án quá thời hạn giải quyết; một số tổ chức, cá nhân hành nghề luật sư, công chứng vi phạm đạo đức nghề nghiệp…
Ðể tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 49, lãnh đạo Thành ủy Hà Nội chỉ đạo, trong thời gian tới, các cơ quan tư pháp các địa phương tiếp tục tổ chức học tập, quán triệt nội dung nghị quyết, gắn với thực hiện công tác cải cách hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan tư pháp. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế giám sát của các cơ quan dân cử, bảo đảm phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc giám sát các hoạt động tư pháp. Các cơ quan tư pháp tăng cường phối hợp trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án…
Nhân dịp này, Thành ủy Hà Nội đã khen thưởng 16 đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác cải cách tư pháp.
Theo Nhandan
Ý kiến ()