Phát huy nội lực xây dựng nông thôn mới
Chợ Phú Xuân, huyện Krông Năng (Đác Lắc). Xã Phú Xuân, huyện Krông Năng (Đác Lắc) được công nhận danh hiệu xã Văn hóa cấp huyện từ năm 2007 và đang nỗ lực phấn đấu để là xã Văn hóa cấp tỉnh năm 2012. Để có những thành quả đạt được, phải kể đến sự đồng thuận của người dân khi cấp ủy và chính quyền địa phương quyết tâm xây dựng Phú Xuân trở thành mô hình điểm nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Đác Lắc.Nội lực quan trọngTrước năm 2007, xã Phú Xuân chưa có chợ. Mọi hoạt động mua bán đều ở hai thị tứ nằm ở hai đầu (thị trấn Krông Năng và thị trấn Ea Car). Chủ tịch UBND xã Phú Xuân Văn Khả Hùng nhớ lại: Lúc ấy, bà con mình có nhu cầu mua bán bất kỳ thứ gì cũng tìm đến hai địa chỉ nêu trên. Điều đó khiến cho người dân gặp không ít khó khăn. Hơn thế, vấn đề quan trọng mà cấp ủy, chính quyền địa phương nhận ra rằng, không có chợ thì không chỉ khó khăn cho việc trao đổi mua bán hàng hóa, mà còn...
|
Nội lực quan trọng
Trước năm 2007, xã Phú Xuân chưa có chợ. Mọi hoạt động mua bán đều ở hai thị tứ nằm ở hai đầu (thị trấn Krông Năng và thị trấn Ea Car). Chủ tịch UBND xã Phú Xuân Văn Khả Hùng nhớ lại: Lúc ấy, bà con mình có nhu cầu mua bán bất kỳ thứ gì cũng tìm đến hai địa chỉ nêu trên. Điều đó khiến cho người dân gặp không ít khó khăn. Hơn thế, vấn đề quan trọng mà cấp ủy, chính quyền địa phương nhận ra rằng, không có chợ thì không chỉ khó khăn cho việc trao đổi mua bán hàng hóa, mà còn không thúc đẩy sản xuất phát triển được. Chưa nói đến nguồn thu ngân sách bị hạn chế, không tạo được việc làm cho người dân.
Năm 2007, xã Phú Xuân quyết định đầu tư xây chợ. Đầu tiên là tìm mặt bằng thích hợp. Từ ba sào đất nằm gần trung tâm xã, liền kề tỉnh lộ 13 (nối huyện Krông Năng với huyện Ea Car), chính quyền địa phương đã tích cực vận động người dân sống chung quanh khu vực đó đóng góp thêm quỹ đất được bảy sào để xây chợ. Ngân sách xã không có thì một mặt huy động trong dân (những hộ có nhu cầu buôn bán trong chợ), mặt khác mời các nhà thầu ứng vốn. Nhờ sự quyết tâm và nỗ lực của cả xã, khu chợ Phú Xuân được xây dựng khá bề thế, gồm một nhà lồng và 32 ki-ốt. Vốn đầu tư hơn ba tỷ đồng cho khu chợ này lúc đó không phải là số tiền nhỏ. Đồng chí Văn Liệu, lúc đó là Bí thư Đảng ủy xã, đến giờ vẫn không quên những dự tính táo bạo để thực hiện bằng được khu chợ. Ông cho biết: Các đồng chí Trần Văn Huy, Văn Khả Hùng, Lê Đình Chủng, đều là cán bộ chủ chốt của xã đã ngược xuôi cả tháng trời để mời được Công ty xây dựng Tuấn Việt đứng ra thi công công trình với thỏa thuận: khi nào chợ đưa vào hoạt động và có nguồn thu, xã sẽ trả dần. Cứ thế gần hai năm sau, mọi việc được thu xếp ổn thỏa. Phú Xuân có được một công trình do chính sức mình làm nên để phục vụ kinh tế, dân sinh cho hơn 18 nghìn dân trên địa bàn.
Chợ Phú Xuân được làm nên nhờ sự lãnh đạo chủ động với quyết tâm cao của cấp ủy đảng, chính quyền và người dân nên đã phát huy hiệu quả. Từ câu chuyện chợ Phú Xuân, đồng chí Văn Khả Hùng ngẫm ra: Sức dân cùng sự năng động, quyết tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương chính là nội lực quan trọng làm thay đổi cuộc sống ở nông thôn.
Cách nghĩ, cách làm của cán bộ trẻ
Chủ tịch UBND huyện Krông Năng Nguyễn Kỳ Phó đánh giá: Có được khu chợ như hôm nay, cần phải nói đến sự năng động, dám nghĩ, dám làm của anh em cán bộ chủ chốt trẻ của Phú Xuân; và trong công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay rất cần những con người như thế. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo xã Phú Xuân trẻ nhất của huyện Krông Năng. Sức trẻ ấy cộng thêm trình độ và lòng nhiệt huyết, đã cùng người dân địa phương tạo nên bước phát triển mới về kinh tế – xã hội ở vùng kinh tế mới này.
Đồng chí Văn Khả Hùng cho rằng, bài toán xóa đói giảm nghèo ở đây sẽ không bền vững nếu như trong công tác điều hành, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền không linh hoạt, và không phát huy thế mạnh, sở trường từng nhóm cư dân trên địa bàn. Chẳng hạn người Huế thì khéo buôn bán, giỏi làm dịch vụ; người Quảng Nam mạnh mẽ, xông pha; bà con người Hà Tĩnh, Nghệ An còn có thêm bản tính cần cù, chịu khó… Biết những đặc điểm đó để cấp ủy và chính quyền xã mở hướng cho nhân dân làm ăn có hiệu quả hơn. Phó Chủ tịch UBND xã Lê Đình Chủng, thành viên trong Ban công tác xóa đói, giảm nghèo Phú Xuân đã đề xuất chủ trương khuyến khích người dân trong xã đi xa làm ăn, tích lũy tiền gửi về phát triển kinh tế gia đình. Nhờ thế, trong những năm qua, bà con người Huế ở đây đã có hàng trăm lao động có tay nghề vững vàng đi làm ăn các nơi và hằng năm mang về cho gia đình số tiền không nhỏ.
Theo Bí thư Đảng ủy xã Trần Văn Huy, việc tích lũy đất đai để phát triển sản xuất xóa nghèo bền vững được chính quyền địa phương khuyến khích, hỗ trợ. Với dân số đông mà diện tích đất tự nhiên chỉ hơn 4.500 ha thì quả là thách thức. Song, Phú Xuân đã tạo điều kiện cho người dân khai hoang phục hóa diện tích đất cằn cỗi, ao đầm. Nhờ thế, đến nay trên địa bàn xã đã có vài chục trang trại nông nghiệp hình thành, góp phần giảm số hộ nghèo ở Phú Xuân xuống còn 8,39%. Phú Xuân phấn đấu sau bốn năm nữa xã sẽ không còn hộ nghèo.
Theo Nhandan
Ý kiến ()