LSO-Năm 2011, các xã điểm xây dựng nông thôn mới của tỉnh được phân bổ mỗi xã 800 triệu đồng. Trong đó vốn đầu tư phát triển 600 triệu đồng và 200 triệu đồng vốn sự nghiệp hỗ trợ sản xuất. Số tiền không nhiều, nhưng nếu tận dụng tốt, thì sẽ phát huy tối đa được hiệu quả. Nếu không năng động, rất dễ dàn trải, thậm chí không tiếp cận được với nguồn vốn hỗ trợ.Trang trại chăn nuôi lợn rừng hiệu quả trên địa bàn TPLSÔng Phan Thanh Lương, Chủ tịch UBND, Trưởng Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã Mai Pha, thành phố Lạng Sơn cho biết: Ngay từ trước khi tiếp cận nguồn vốn, Ban quản lý đã tổ chức họp, mời Đảng ủy và Thường trực HĐND xã cùng bàn bạc, cân nhắc, đánh giá để đầu tư đúng hướng và có hiệu quả nhất. Ngay khi có vốn, xã đã tổ chức lấy ý kiến của nhân dân thông qua các ban vận động xây dựng nông thôn mới tại mỗi thôn, đồng thời ngay sau đó tổ chức hội nghị quân dân chính để đưa vấn đề ra bàn bạc...
LSO-Năm 2011, các xã điểm xây dựng nông thôn mới của tỉnh được phân bổ mỗi xã 800 triệu đồng. Trong đó vốn đầu tư phát triển 600 triệu đồng và 200 triệu đồng vốn sự nghiệp hỗ trợ sản xuất. Số tiền không nhiều, nhưng nếu tận dụng tốt, thì sẽ phát huy tối đa được hiệu quả. Nếu không năng động, rất dễ dàn trải, thậm chí không tiếp cận được với nguồn vốn hỗ trợ.
|
Trang trại chăn nuôi lợn rừng hiệu quả trên địa bàn TPLS |
Ông Phan Thanh Lương, Chủ tịch UBND, Trưởng Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã Mai Pha, thành phố Lạng Sơn cho biết: Ngay từ trước khi tiếp cận nguồn vốn, Ban quản lý đã tổ chức họp, mời Đảng ủy và Thường trực HĐND xã cùng bàn bạc, cân nhắc, đánh giá để đầu tư đúng hướng và có hiệu quả nhất. Ngay khi có vốn, xã đã tổ chức lấy ý kiến của nhân dân thông qua các ban vận động xây dựng nông thôn mới tại mỗi thôn, đồng thời ngay sau đó tổ chức hội nghị quân dân chính để đưa vấn đề ra bàn bạc dân chủ, công khai. Cuối cùng các ý kiến thống nhất nguồn vốn đầu tư phát triển sẽ đầu tư để cải tạo nâng cấp Nghĩa trang Mai Pha tại thôn Mai Thành với quy mô 1,2ha. Nguồn vốn sự nghiệp sẽ được sử dụng để hỗ trợ chăn nuôi, phát triển kinh tế cho các hộ gia đình.
Đối với đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thì đã “ra tấm, ra món”. Nhưng đối với vốn sự nghiệp hỗ trợ sản xuất chỉ có 200 triệu đồng thì hỗ trợ ra làm sao? Hình thức thế nào? Đối tượng là ai? Ông Lương bộc bạch: để có thể hỗ trợ đúng hướng thì nội dung này phải làm rất kỹ, thật minh bạch và dân chủ. Thông qua các cuộc họp thôn, phát huy tối đa tinh thần dân chủ, các “quân sư” nông dân đã hiến kế. Đối tượng ưu tiên hướng vào hộ gia đình nghèo có ý thức vươn lên, số còn lại sẽ hỗ trợ cho một số mô hình chăn nuôi trên địa bàn để thúc đẩy phát triển sản xuất, lấy đó làm mô hình điểm cho người dân trên địa bàn tham quan, học tập, đối tượng này sẽ phải có nguồn đối ứng dồi dào như cơ sở vật chất cho chăn nuôi tập trung, an toàn. Hình thức hỗ trợ bằng con giống và thức ăn, do chính người tiếp nhận hỗ trợ chọn mua để đảm bảo khách quan và chất lượng.
“Kế” của người dân đơn giản, dễ hiểu, nhưng lại rất hợp lý và lại do chính họ đưa ra, nên ai cũng sốt sắng. Chị Nguyễn Thị Châm, chủ trại chăn nuôi ở thôn Mai Thành vui vẻ: nguồn vốn đã hỗ trợ cho tôi 2.000 gà Ai Cập giống, nếu so với phần đối ứng của gia đình thì không phải là nhiều, nhưng đó cũng là sự động viên rất lớn để gia đình tôi quyết tâm phát triển chăn nuôi thành mô hình trang trại, và tôi rất sẵn lòng để mô hình chăn nuôi của mình trở thành điểm tham quan của người dân trong thôn, trong xã, hy vọng từ đó sẽ giúp cho sự phát triển chung. Ngoài ra Mai Pha còn hỗ trợ phát triển cho trang trại chăn nuôi lợn rừng tại thôn Khòn Khuyên và hỗ trợ cho 10 hộ gia đình nghèo với mục tiêu thoát nghèo trong năm 2011, đưa tỷ lệ hộ nghèo của toàn xã xuống dưới 2%. Có thể khẳng định, nguồn vốn hỗ trợ sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng tuy không nhiều, nhưng đã mang lại sự phấn khởi cho người nông dân và tạo ra sự đồng thuận cao ở khu vực nông thôn Mai Pha.
Cũng là một trong những xã điểm tập trung chỉ đạo của tỉnh, xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng đã xây dựng kế hoạch chi tiết đến từng năm, từng giai đoạn trong năm về sử dụng nguồn vốn hỗ trợ như nâng cấp mở rộng đường trục chính đến trung tâm xã, hỗ trợ lợn nái cho các hộ gia đình… Tuy nhiên cho đến thời điểm này tất cả vẫn chỉ là trên… giấy. Vừa qua, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của tỉnh đã đến kiểm tra tiến độ thực hiện tại địa phương này và phát hiện ra lý do, tuy có quyết định phân bổ của tỉnh từ tháng 3/2011, nhưng cho đến nay xã vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn để thực hiện. Nguyên nhân của tình trạng này thể hiện ở 2 khía cạnh, thứ nhất là Ban quản lý xã chưa thực sự năng động và thứ 2 là cơ quan chức năng cấp huyện chưa vào cuộc cùng với xã xây dựng nông thôn mới.
Đó là 2 ví dụ trái ngược nhau ở 2 xã điểm xây dựng nông thôn mới của tỉnh, điều đó thể hiện sự chưa đồng đều về nhận thức cũng như mức độ quan tâm của các địa phương đối với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Vũ Như Phong
Ý kiến ()