LSO-Chiếm tới gần 50% tổng dư nợ các chương trình cho vay vốn của ngân hàng chính sách đang thực hiện, chương trình cho vay hộ nghèo hàng năm đã giúp hàng nghìn hộ nghèo thoát nghèo. Với vai trò quan trọng đó, trong những năm qua, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh đã luôn quan tâm, thực hiện giải ngân cho vay chương trình đảm bảo các thủ tục vay, mục đích vay, kịp thời đưa vốn đến người dân đầu tư sản xuất, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương.Cũng như các chương trình vốn khác, hàng năm, để thực hiện chương trình cho vay hộ nghèo đảm bảo các tiêu chí về đối tượng, mục đích và hiệu quả, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh luôn xây dựng kế hoạch, phân bổ nguồn vốn ngay từ đầu năm cho các huyện. Bên cạnh đó, ngân hàng chú trọng thực hiện công tác tập huấn, tuyên truyền, nhằm nâng cao năng lực quản lý vốn từ cơ sở và nâng cao hiểu biết của người dân để đảm bảo việc sử dụng vốn phát huy hiệu quả. Với doanh số...
LSO-Chiếm tới gần 50% tổng dư nợ các chương trình cho vay vốn của ngân hàng chính sách đang thực hiện, chương trình cho vay hộ nghèo hàng năm đã giúp hàng nghìn hộ nghèo thoát nghèo. Với vai trò quan trọng đó, trong những năm qua, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh đã luôn quan tâm, thực hiện giải ngân cho vay chương trình đảm bảo các thủ tục vay, mục đích vay, kịp thời đưa vốn đến người dân đầu tư sản xuất, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương.
Cũng như các chương trình vốn khác, hàng năm, để thực hiện chương trình cho vay hộ nghèo đảm bảo các tiêu chí về đối tượng, mục đích và hiệu quả, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh luôn xây dựng kế hoạch, phân bổ nguồn vốn ngay từ đầu năm cho các huyện. Bên cạnh đó, ngân hàng chú trọng thực hiện công tác tập huấn, tuyên truyền, nhằm nâng cao năng lực quản lý vốn từ cơ sở và nâng cao hiểu biết của người dân để đảm bảo việc sử dụng vốn phát huy hiệu quả. Với doanh số cho vay mới hàng năm của chương trình tới hàng trăm tỷ đồng, nguồn vốn sử dụng trong dân gần 500 tỷ đồng, các hộ dân nghèo đã luôn có vốn đầu tư sản xuất. Qua rà soát thực tế từ các địa phương, các hộ vay vốn chủ yếu đầu tư mua con giống, cây giống, máy móc phục vụ sản xuất. Trong những năm qua, chương trình cho vay vốn đã không ngừng đem lại hiệu quả kinh tế. Các mô hình nuôi trồng tăng lên, số mô hình có quy mô lớn cũng tăng lên đáng kể, đặc biệt các loại giống cây trồng, vật nuôi mới từng bước được đưa vào tăng gia sản xuất. Trong 5 năm, thêm hàng nghìn dân được tạo công ăn việc làm ổn định, đời sống kinh tế- xã hội được nâng cao rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ hơn 40% năm 2005 xuống còn khoảng hơn 17% năm 2009.
|
Hoạt động giao dịch tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lạng Sơn Ảnh: Thanh Đàn |
Năm 2010, chương trình cho vay hộ nghèo được bổ sung vốn 50 tỷ đồng. Để phát huy hiệu quả, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh đã quán triệt thực hiện công tác tuyên truyền, rà soát hộ nghèo, nắm tình hình hộ nghèo, tình hình sử dụng vốn… ngay từ đầu năm. Qua đó, phân bổ nguồn vốn đến từng cơ sở và giám sát thực hiện cho vay đảm bảo hiệu quả. Thực hiện công tác quản lý vốn, ngân hàng củng cố các ban đại diện cấp huyện, phối hợp chặt chẽ với ban giảm nghèo ở xã và các tổ chức hội. Trong đó, ngân hàng thường xuyên quan tâm tập huấn cho cán bộ hội cơ sở về nghiệp vụ quản lý vốn, tăng cường tuyên truyền lồng ghép thông qua các buổi sinh hoạt hội để truyền tải nội dung, mục đích của chương trình giải ngân vốn, phổ biến các chính sách, các văn bản mới liên quan. Từ đó, nâng cao năng lực quản lý vốn của các tổ chức hội, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các hộ sử dụng vốn vay, đảm bảo những đồng vốn cho vay được sử dụng hiệu quả và bảo toàn nguồn vốn cho vay. Vừa chú trọng giải ngân hết nguồn vốn được bổ sung, ngân hàng còn bố trí giải ngân kịp thời đối với vốn thu hồi được của chương trình, đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Từ đầu năm đến nay, doanh số cho vay đạt 108 tỷ đồng, dư nợ toàn chương trình đạt 469 tỷ đồng, với hơn 44 nghìn hộ dư nợ, trong đó địa phương có dư nợ lớn nhất là huyện Văn Quan trên 49 tỷ đồng, Đình Lập 44,8 tỷ đồng.
Có thể nói, từ chương trình cho vay hộ nghèo, khắp các địa phương, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số khó khăn, người dân nghèo đã được tạo cơ hội tối đa về vốn để phát triển sản xuất, cải thiện, nâng cao đời sống. Để tiếp tục phát huy kết quả đạt được, từ nay đến cuối năm, Ngân hàng Chính sách tăng cường, đôn đốc công tác thu hồi nợ đến hạn, tiếp tục thực hiện đảm bảo các thủ tục cho vay nhanh chóng, giải ngân kịp thời đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn trong dân.
Lâm Như
Ý kiến ()