Phát huy hiệu quả công trình thủy lợi vùng Tây Bắc, Tây Nguyên
* Hồ chứa nước Ea Soup thượng Đác Lắc có sức chứa 135 triệu m3 nước, cấp nước tưới cho 9.455 ha đất nông nghiệp. * Thu hoạch cà-phê ở Tây Nguyên. Nhằm phục vụ nhu cầu phát triển nông nghiệp và ổn định cuộc sống nhân dân các vùng nông thôn miền núi, nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước tập trung mọi nguồn lực, đầu tư cho hệ thống các công trình thủy lợi.Tuy nhiên, do đầu tư thiếu đồng bộ, nhiều công trình chưa phát huy hết công suất, gây lãng phí. Do vậy, để nâng cao hiệu quả hệ thống công trình thủy lợi, cần đánh giá đúng thực trạng và đầu tư một cách thỏa đáng hơn.Kỳ 1Nước về tưới mát những vùng quêVới 904 hệ thống công trình thủy lợi lớn và vừa, hơn 5.000 hồ chứa các loại trải dài trên khắp mọi miền Tổ quốc đã góp phần nâng cao giá trị sản lượng nông nghiệp, chủ động ngăn mặn, giữ ngọt, mở rộng diện tích đất lúa. Các hệ thống công trình thủy lợi còn tạo điều kiện hình thành và phát triển các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi như...
* Hồ chứa nước Ea Soup thượng Đác Lắc có sức chứa 135 triệu m3 nước, cấp nước tưới cho 9.455 ha đất nông nghiệp. * Thu hoạch cà-phê ở Tây Nguyên. |
Nhằm phục vụ nhu cầu phát triển nông nghiệp và ổn định cuộc sống nhân dân các vùng nông thôn miền núi, nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước tập trung mọi nguồn lực, đầu tư cho hệ thống các công trình thủy lợi.
Tuy nhiên, do đầu tư thiếu đồng bộ, nhiều công trình chưa phát huy hết công suất, gây lãng phí. Do vậy, để nâng cao hiệu quả hệ thống công trình thủy lợi, cần đánh giá đúng thực trạng và đầu tư một cách thỏa đáng hơn.
Kỳ 1
Nước về tưới mát những vùng quê
Với 904 hệ thống công trình thủy lợi lớn và vừa, hơn 5.000 hồ chứa các loại trải dài trên khắp mọi miền Tổ quốc đã góp phần nâng cao giá trị sản lượng nông nghiệp, chủ động ngăn mặn, giữ ngọt, mở rộng diện tích đất lúa. Các hệ thống công trình thủy lợi còn tạo điều kiện hình thành và phát triển các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi như lúa ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, cao-su và cà-phê ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, chè ở trung du và miền núi phía bắc… Ngoài ra, một số hệ thống thủy lợi đã biến nhiều vùng đất khô cằn trở nên trù phú, giúp người dân làm giàu và thay đổi bộ mặt làng quê.
Hiệu quả mang tính đột phá
Hệ thống công trình thủy lợi là cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ tưới tiêu cho diện tích lớn cây trồng, góp phần quan trọng làm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, đồng thời góp phần phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai và thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác. Đến nay, cả nước đã hình thành nhiều hệ thống công trình thủy lợi lớn, vừa và nhỏ, với 904 hệ thống thủy lợi lớn và vừa có quy mô diện tích phục vụ từ 200 ha trở lên. Ngoài ra, hơn 5.000 hồ chứa các loại, với tổng dung tích trữ nước hơn 35,34 tỷ m3 và hàng nghìn hồ nhỏ, phục vụ phát điện, cấp nước sinh hoạt, cấp nước cho các ngành kinh tế trọng yếu… Tổng năng lực thiết kế tưới của các hệ thống bảo đảm cho khoảng 3,45 triệu ha đất canh tác; 1,5 triệu ha rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Đồng thời bảo đảm tiêu thoát nước cho 1,72 triệu ha đất nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi cũng góp phần làm giá trị sản lượng nông nghiệp trên một đơn vị diện tích đất canh tác tăng, tạo nên những cánh đồng 50 triệu đồng/ha, có những vùng đạt hiệu quả kinh tế cao hơn nhờ được cấp thoát nước chủ động và đầu tư ngày càng cao về giống và vật tư kỹ thuật.
Những ngày giữa tháng 3, đi dọc công trình đại thủy nông Nậm Rốm bao bọc cả cánh đồng Mường Thanh, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên), đâu đâu cũng thấy một mầu xanh mướt của lúa thì con gái. Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Điện Biên Mai Thế Sử cho chúng tôi biết: Toàn tỉnh có 815 công trình thủy lợi, bảo đảm tưới cho gần 8.000 ha lúa vụ đông xuân (đạt 100% diện tích lúa đông xuân của tỉnh) và gần 14 nghìn ha lúa vụ mùa (chiếm 83% diện tích), 300 ha cây màu vụ đông và 72 ha thủy sản. Hình thức quản lý các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh được phân cấp quản lý theo hai hình thức do các công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi của Nhà nước và các tổ hợp tác dùng nước của các xã, ban quản lý, cho nên công tác vận hành công trình đều bảo đảm kết quả tốt. Thời gian tới, UBND tỉnh chủ trương đẩy mạnh khai hoang, phục hóa, mở rộng thêm diện tích lúa nước ở các công trình thủy lợi trọng tâm như Nậm Khẩu Hu, hồ bản Ban, hồ Nậm Ngám…
Cũng giống như Điện Biên, tỉnh Sơn La hiện có 2.572 công trình thủy lợi đã được xây dựng, bảo đảm cấp nước tưới cho gần 10 nghìn ha lúa đông xuân; hơn 15 nghìn ha lúa mùa và cấp nước phục vụ các ngành kinh tế khác. Nhờ được duy tu, bảo dưỡng và nâng cấp thường xuyên, năm 2011, diện tích lúa được tưới tăng 2.864 ha, vượt 13% so năm 2008, trong đó diện tích tưới tiêu chủ động chiếm 87% diện tích gieo trồng. Điều đáng ghi nhận hơn cả là hằng năm về mùa khô đã hạn chế được hạn hán cho hàng trăm ha lúa nước, hàng nghìn ha rau màu, cây công nghiệp được bổ sung nguồn nước, góp phần mang lại những “mùa vàng” bội thu.
Là tỉnh miền núi, biên giới, địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều núi đá cao, suối sâu hiểm trở, dân cư phân tán, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, cho nên việc xây dựng hạ tầng thủy lợi ở Lào Cai gặp nhiều khó khăn, tốn kém. Nhằm bảo đảm nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, nuôi thủy sản, từ năm 2006 đến 2011, tổng vốn đầu tư cho công tác thủy lợi trên địa bàn tỉnh là 624 tỷ đồng. Các công trình thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho 40 nghìn
300 ha cây trồng các loại. Tuy nhiên, Lào Cai hiện vẫn có khoảng 800 ha/9.000 ha lúa thường xuyên bị khô hạn và khoảng 50 nghìn ha canh tác cây trồng cạn có nhu cầu tưới rất lớn nhưng chưa có công trình thủy lợi.
Biến giấc mơ thành hiện thực
Những ngày này đang là thời kỳ cao điểm của mùa khô Tây Nguyên, nhiều nơi xảy ra hạn hán gay gắt, nhưng cánh đồng lúa nước rộng hàng chục ha của xã Cư K’nia vẫn nhận nước đầy đủ từ công trình thủy lợi Đác Diêr, huyện Cư Giút và Krông Nô (Đác Nông). Công trình được đầu tư 350 tỷ đồng có nhiệm vụ tưới cho 750 ha lúa hai vụ và 1.470 ha cà-phê… Nhìn những trà lúa đang thì con gái xanh mơn mởn, ông Trần Văn Dung, ở thôn 2, xã Cư K’nia cho biết: Những năm trước đây, cánh đồng này chỉ sản xuất được một vụ hè thu, thời gian còn lại bỏ hoang do thiếu nước, trong khi đó người dân địa phương lại không có việc làm nên cái đói, cái nghèo cứ đeo bám mãi, ước mơ của dân làng là có công trình thủy lợi để khai thác hết tiềm năng đất đai. Từ khi có công trình thủy lợi Đác Diêr đến nay, nguồn nước rất dồi dào nên cánh đồng được sản xuất mỗi năm hai vụ, năng suất lúa cũng đạt rất cao, trung bình từ 7 đến 8 tấn/ha. Nhờ cánh đồng lúa nước này mà người dân địa phương không còn thiếu đói như trước nữa, nhiều gia đình đã xây dựng được nhà cửa khang trang.
Nằm lọt giữa những ngọn đồi, cánh đồng buôn Triết trải dọc theo dòng Krông Ana như một dải lụa, làm “mềm” bất cứ lòng ai khi đến với mảnh đất tưởng chừng khô cằn này. Trước đây cánh đồng này không có thủy lợi, muốn trồng lúa chủ yếu dựa vào nước trời và nước sông, năm nào “mưa thuận gió hòa” thì người dân được mùa, ngược lại thì mất trắng nên cuộc sống khá bấp bênh. Từ khi HTX Thanh Bình, huyện Lắc (Đác Lắc), tập hợp người dân lại cùng đóng góp sức người, sức của cho nên hệ thống thủy lợi mới được xây dựng và sản xuất bắt đầu ổn định. Tổng số tiền mà xã viên và HTX đóng góp để đầu tư cho hệ thống thủy lợi đến nay hơn hai tỷ đồng. Theo đó, các trạm bơm và hệ thống kênh mương đã trải rộng khắp các cánh đồng, đem nguồn nước mát đến từng chân ruộng, kể cả những chân ruộng cao lâu nay bị bỏ hoang của đồng bào dân tộc thiểu số. Chị Trịnh Thị Miên, ở đội 1, buôn Triết cho biết: Trước đây, không có hệ thống thủy lợi, người dân mạnh ai nấy làm, sản xuất luôn gặp rủi ro vì hạn hán và ngập lụt. Từ khi người dân tham gia vào HTX, cùng chung sức đóng góp xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng thủy lợi thì việc sản xuất khoa học hơn. Chính nhờ vậy, hầu như lúa vụ nào nông dân cũng được mùa, năng suất bình quân tăng lên 75 tạ/ha (trước đây 55 tạ/ha).
Huyện Krông Nô, địa phương được ví là “vựa lúa” của tỉnh Đác Nông hiện đang bước vào thời kỳ cao điểm của khô hạn ở Tây Nguyên, nhưng khi băng qua cánh đồng của các xã Nam Đà, Buôn Choáh, Nâm N’đir…, ở đâu chúng tôi cũng thấy một mầu xanh ngút ngàn của những ruộng lúa, rẫy ngô. Tại cánh đồng lúa nước của buôn Kruế, xã Nâm N’đir, bà con dân tộc đang chăm sóc ruộng lúa và trong câu chuyện với chúng tôi, ai cũng hồ hởi bởi theo họ, những năm qua được tỉnh, huyện đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, nên trong vụ đông xuân này không còn xảy ra tình trạng thiếu nước như trước đây, việc sản xuất diễn ra khá thuận lợi. Bà Thị Biếc, ở buôn Kruế bộc bạch: Vụ đông xuân năm nay, gia đình tôi trồng tám sào lúa nước. Các năm trước, vào thời điểm này, cánh đồng bắt đầu khô hạn, còn năm nay nguồn nước khá dồi dào cho nên cây lúa sinh trưởng khá tốt. Hiện bà con trong buôn đang tập trung làm cỏ, bón phân đợt hai, phun thuốc phòng trừ dịch bệnh để cây lúa cho năng suất và chất lượng cao nhất. Tại xã Buôn Choáh, bà con nông dân cũng đang tập trung xuống đồng chăm sóc các loại cây trồng. Dẫn chúng tôi đi thăm cánh đồng lúa “thẳng cánh cò bay”, Chủ tịch UBND xã Buôn Choáh Dương Văn Lực cho biết: Theo chương trình phát triển nông nghiệp chất lượng cao của tỉnh, cánh đồng lúa xã Buôn Choáh sẽ được chọn làm mẫu. Bởi vì, cánh đồng ở đây rộng lớn, màu mỡ, các công trình thủy lợi, trạm bơm được đầu tư xây dựng bài bản, đồng bộ. Vì vậy, trong vụ đông xuân năm nay, nhờ chủ động được nguồn nước cho nên chính quyền địa phương đã chỉ đạo bà con gieo trồng đúng lịch nông vụ, đồng thời phối hợp các ngành chức năng của huyện tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng lúa.
Đến nay, cả nước đã hình thành 904 hệ thống thủy lợi lớn và vừa có quy mô diện tích phục vụ từ 200 ha trở lên, hơn 5.000 hồ chứa các loại, với tổng dung tích trữ nước hơn 35,34 tỷ m3; hơn 10.000 trạm bơm lớn; gần 5.000 cống tưới tiêu lớn; 5.700 km đê sông, 3.000 km đê biển, 23.000 km bờ bao ngăn lũ đầu vụ hè thu ở đồng bằng sông Cửu Long và hàng trăm cây số kè; hơn 126.000 km kênh mương. Tổng năng lực thiết kế của các hệ thống bảo đảm cho khoảng 3,45 triệu ha đất canh tác. Vụ Quản lý công trình thủy lợi Hàng rong đeo bám, chèo kéo khách du lịch nước ngoài ở đèo Hải Vân. |
Theo Nhandan
Ý kiến ()