LSO-Xây dựng các mô hình “Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường” là góp phần rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi theo hướng tích cực của nhân dân và cán bộ về nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Qua hoạt động của các mô hình, nhiều khu dân cư đã xóa bỏ những tập tục lạc hậu, xây dựng và thực hiện tập quán văn minh. Những vấn đề bức xúc từ thực tế về môi trường của thôn, bản được người dân chủ động bàn bạc, xử lý theo nội dung quy định. Người dân chủ động bảo vệ môi trường từ trong mỗi gia đình ra ngoài ngõ, xóm. Tình làng, nghĩa xóm được gắn kết chặt chẽ hơn. Hoạt động hưởng ứng ngày Môi trường thế giớiNhư chúng ta đã biết, cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường là việc huy động sự tham gia của toàn xã hội vào sự nghiệp bảo vệ môi trường. Mục đích nhằm huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội để thực hiện các hoạt động xã hội hóa bảo vệ môi trường. Để vận động được...
LSO-Xây dựng các mô hình “Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường” là góp phần rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi theo hướng tích cực của nhân dân và cán bộ về nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
Qua hoạt động của các mô hình, nhiều khu dân cư đã xóa bỏ những tập tục lạc hậu, xây dựng và thực hiện tập quán văn minh. Những vấn đề bức xúc từ thực tế về môi trường của thôn, bản được người dân chủ động bàn bạc, xử lý theo nội dung quy định. Người dân chủ động bảo vệ môi trường từ trong mỗi gia đình ra ngoài ngõ, xóm. Tình làng, nghĩa xóm được gắn kết chặt chẽ hơn.
|
Hoạt động hưởng ứng ngày Môi trường thế giới |
Như chúng ta đã biết, cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường là việc huy động sự tham gia của toàn xã hội vào sự nghiệp bảo vệ môi trường. Mục đích nhằm huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội để thực hiện các hoạt động xã hội hóa bảo vệ môi trường. Để vận động được quần chúng tham gia xây dựng mô hình bảo vệ môi trường thì phải bắt đầu từ khu dân cư tự quản.
Khu dân cư tự quản là một hình thức tổ chức dân cư theo không gian cư trú, giúp chính quyền các cấp thực hiện công tác quản lý hành chính, xây dựng khối đại đoàn kết, đời sống văn hóa và thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại địa phương. Nét đặc trưng của khu dân cư tự quản thể hiện ở các đặc điểm: Người dân trong khu thường có mối quan hệ ruột thịt, họ hàng hoặc quen biết lâu đời và có tập quán, lối sống giống nhau; có truyền thống đoàn kết, gắn bó, hỗ trợ nhau khi khó khăn; có lòng tự hào về danh tiếng, truyền thống của dòng họ, làng xóm, quê hương. Chính nét đặc trưng này làm nên sức mạnh của khu dân cư tự quản, đó là sức mạnh cộng đồng.
Theo đó, cán bộ, người quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh ta đã vận dụng để phát huy sức mạnh, chỉ đạo, xây dựng các mô hình “Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường”. Để hoạt động hiệu quả, các mô hình điểm “Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường” được lồng ghép trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, từ đó vận dụng thế mạnh của các đoàn thể (Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh…) là giáo dục, vận động thành viên của mình tích cực thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước, trong đó có nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã xây dựng các mô hình “Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường” và hoạt động rất hiệu quả như mô hình:Vệ sinh môi trường ở thôn Dốc Mới, xã Sơn Hà (Hữu Lũng), phường Đông Kinh (thành phố Lạng Sơn), mô hình nhân dân tự quản rừng gỗ nghiến nguyên sinh ở thôn Đông Đằng, xã Bắc Sơn (huyện Bắc Sơn)….
Đối với mô hình “Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường” này đã có tác dụng lớn cho công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường, bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước…. từ đó phát huy được vai trò của các cá nhân tiêu biểu và quần chúng ở địa bàn dân cư. Ở các mô hình này, các chi hội, đoàn thể đã đứng ra nhận trách nhiệm về quản lý vệ sinh từng đoạn đường, con phố, cụm dân cư, quản lý rừng gỗ nghiến nguyên sinh, trong đó hội viên, đoàn viên làm nòng cốt thực hiện và tổ chức tự giám sát trong thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, nhiều hoạt động thiết thực ở cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường được triển khai như: cùng nhau thực hiện tổng vệ sinh vào sáng thứ 7, Chủ nhật xanh-sạch, giữ gìn cảnh quan khu dân cư… được duy trì đều đặn. Như vậy, cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường sẽ làm cho mọi đối tượng trong xã hội đều thấy được vai trò, trách nhiệm của mình trong giữ gìn, bảo vệ môi trường tại nơi mình sinh sống. Qua đó, tạo thói quen, xây dựng nếp sống theo hướng thân thiện với môi trường, góp phần phát triển xã hội bền vững.
Có thể nói, cách làm này có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao ý thức và hành động bảo vệ môi trường thiết thực trong nhân dân. Để việc nhân rộng mô hình khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường đem lại hiệu quả cao, trong thời gian tới, thiết nghĩ, cần tiếp tục phối hợp với các đoàn thể mở rộng đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vệ sinh môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, vận động thực hiện tốt các phong trào xây dựng môi trường sống xanh- sạch – đẹp, để nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư.
Trung Xuân
Ý kiến ()