Phát hiện vi-rút cúm A(H7N9) độc lực cao ở gia cầm
Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) ngày 2-11 cho biết, trường hợp mắc cúm A(H7N9) được phát hiện đầu tiên ở người vào tháng 2-2013 tại Trung Quốc. Kết quả theo dõi từ năm 2013 đến đầu năm 2017 đều chưa phát hiện các trường hợp vi-rút cúm này gây bệnh và chết ở gia cầm.
Tuy nhiên, từ 10-1-2017 đến nay, các mẫu vi-rút cúm A(H7N9) gây bệnh ở gia cầm đã được phát hiện, được phân loại là chủng vi-rút cúm độc lực cao làm tăng nguy cơ lây lan vi-rút từ gia cầm sang người. Tính đến ngày 25-10, tại Trung Quốc đã phát hiện 54 mẫu bệnh phẩm cúm A(H7N9) độc lực cao ở môi trường hoặc gia cầm và 25 mẫu bệnh phẩm trên người. Đặc biệt kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Y khoa (Trường đại học To-ky-o, Nhật Bản) vừa được công bố cho thấy chủng vi-rút cúm A(H7N9) có thể lây truyền và gây chết ở động vật.
Để chủ động phòng, chống bệnh cúm A(H7N9) ở người, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân thường xuyên rửa tay với xà-phòng; thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, nơi ở thông thoáng, hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Không sử dụng gia cầm, sản phẩm của gia cầm không rõ nguồn gốc; bảo đảm an toàn thực phẩm. Khi phát hiện có gia cầm ốm, chết phải báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y. Người về nước từ khu vực có dịch bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh, khai báo tình trạng sức khỏe cho cơ quan y tế địa phương để được theo dõi. Khi có các biểu hiện cúm như: sốt, ho, đau ngực, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
Theo Nhandan
Hộp Thăm Dò Ý Kiến
STT | Tiêu đề | Kiểu Poll | Tác vụ | |
---|---|---|---|---|
{{key + 1}} | {{value.title}} | Single choice | Multiple choice |
Thông số biểu đồ
Mã | Tiêu đề Chart | Kiểu Chart | Tác vụ |
---|---|---|---|
{{value.id}} | {{value[0].title}} | {{value[0].type}} |
Ý kiến ()