Phát hiện 12 loài cá nước ngọt mới tại Việt Nam
Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã (WAR) có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh đã công bố về việc phát hiện 12 loài cá nước ngọt mới tại Việt Nam. Đây là những loài được phát hiện trong các cuộc điều tra tại Phú Quốc từ cuối năm 2008 đến nay.Việc phát hiện các loài cá nước ngọt mới này ở Việt Nam cho thấy khả năng vẫn còn rất nhiều loài cá nước ngọt không có giá trị kinh tế khác chưa được phát hiện.Nam Định xây dựng mô hình sản xuất rau an toànThực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Nam Định vừa triển khai thành công mô hình sản xuất rau an toàn trên quy mô hai ha tại HTX Hồng Phong, huyện Giao Thủy.Vùng sản xuất rau an toàn gồm cải bắp, súp-lơ, su hào được quy hoạch gọn vùng, cách ly khu dân cư, khu chăn nuôi và nguồn nước thải, nước tưới sử dụng giếng khoan tại ruộng (độ sâu 8-10 m). Các hộ sản xuất áp dụng biện pháp quản lý sâu bệnh...
Việc phát hiện các loài cá nước ngọt mới này ở Việt Nam cho thấy khả năng vẫn còn rất nhiều loài cá nước ngọt không có giá trị kinh tế khác chưa được phát hiện.
Nam Định xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Nam Định vừa triển khai thành công mô hình sản xuất rau an toàn trên quy mô hai ha tại HTX Hồng Phong, huyện Giao Thủy.
Vùng sản xuất rau an toàn gồm cải bắp, súp-lơ, su hào được quy hoạch gọn vùng, cách ly khu dân cư, khu chăn nuôi và nguồn nước thải, nước tưới sử dụng giếng khoan tại ruộng (độ sâu 8-10 m). Các hộ sản xuất áp dụng biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp, các loại thuốc phun trừ đều có nguồn gốc sinh học. So sản xuất đại trà, tổng chi phí vật tư cho mô hình rau an toàn tăng 10%, nhưng năng suất cây trồng ổn định, đạt hai tấn/sào; lượng phân bón, thuốc trừ sâu giảm từ 20 đến 30%; rau an toàn được cấp giấy chứng nhận có giá bán cao hơn từ 500 đến 700 đồng/kg sản phẩm và thu nhập đạt gần 2,5 triệu đồng/sào, tăng 51%.
Mô hình tác động tốt đến nhận thức, làm thay đổi tập quán sản xuất của người trồng rau, mô hình này sẽ được nhân rộng ra các địa phương khác trong tỉnh.
Đất xám bạc màu tăng nhanh ở Đác Nông
Để đánh giá đúng hiện trạng và diễn biến môi trường đất trên địa bàn, các ngành chức năng của tỉnh Đác Nông đã tiến hành lấy mẫu và phân tích chất lượng đất tại 20 vị trí của năm huyện gồm Cư Giút, Đác Min, Đác Song, Đác R'lấp và thị xã Gia Nghĩa. Kết quả phân tích diễn biến hàm lượng N (đạm), P205 (lân), K20
(ka-li) trong các mẫu quan trắc cho thấy: hàm lượng đạm trong đất khá cao (từ 0,15 đến 0,3%N), nằm trong ngưỡng đất đỏ và đất phù sa, hàm lượng lân (P205)<0,45% thuộc ngưỡng đất đỏ ba-dan. Tuy nhiên, hàm lượng ka-li (K20) tại 3/20 mẫu là đất đồi thông tại huyện Đác Song, đất hoang tại xã Đác Sôr, huyện Krông Nô và đất tại xã Đức Mạnh, huyện Đác Min đều nhỏ hơn 0,18%; 17/20 mẫu còn lại có hàm lượng đạm trong khoảng từ 0,19 đến 0,25%, nằm trong ngưỡng đất xám bạc màu và đất đỏ ba-dan. Bên cạnh đó, hàm lượng a-sen (As) có 2/20 mẫu có hàm lượng vượt quy chuẩn cho phép.
Với kết quả phân tích trên cho thấy, tình trạng ô nhiễm môi trường đất do đất xám bạc màu đang gia tăng nhanh trên địa bàn tỉnh, làm ảnh hưởng sản xuất nông – lâm nghiệp, sức khỏe người dân và môi trường trước mắt cũng như lâu dài.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên được xác định chủ yếu là do người dân sử dụng phân bón hóa học không đúng quy cách và thảm phủ thực vật suy giảm nên giảm lượng chất dinh dưỡng trong đất, dẫn đến gây bạc màu, thoái hóa đất…
Theo Nhandan
Ý kiến ()