Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) vừa tiến hành đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào ngày 20-7-2011.Theo Chủ tịch Hội đồng Thành viên, Bí thư Đảng ủy MHB Huỳnh Nam Dũng: "Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương lớn đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bằng cách tạo ra loại hình doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu. Cổ phần hóa cũng nhằm phát huy quyền làm chủ của người lao động, của cổ đông, tăng cường giám sát xã hội với doanh nghiệp, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước - doanh nghiệp - người lao động. Trong quá trình chuẩn bị, gặp không ít khó khăn, đòi hỏi sự nhất trí cao của toàn Đảng bộ, trong Hội đồng Thành viên, Ban điều hành và toàn thể cán bộ, nhân viên của MHB mới thực hiện thành công trong điều kiện khó khăn hiện nay". Đại hội cổ đông MHB.Tuy giá cổ phiếu đang ở mức rất thấp, nhưng nhà đầu tư vẫn thờ ơ với thị trường chứng khoán (TTCK)....
Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) vừa tiến hành đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào ngày 20-7-2011.
Theo Chủ tịch Hội đồng Thành viên, Bí thư Đảng ủy MHB Huỳnh Nam Dũng: “Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương lớn đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bằng cách tạo ra loại hình doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu. Cổ phần hóa cũng nhằm phát huy quyền làm chủ của người lao động, của cổ đông, tăng cường giám sát xã hội với doanh nghiệp, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước – doanh nghiệp – người lao động. Trong quá trình chuẩn bị, gặp không ít khó khăn, đòi hỏi sự nhất trí cao của toàn Đảng bộ, trong Hội đồng Thành viên, Ban điều hành và toàn thể cán bộ, nhân viên của MHB mới thực hiện thành công trong điều kiện khó khăn hiện nay”.
Đại hội cổ đông MHB.
Tuy giá cổ phiếu đang ở mức rất thấp, nhưng nhà đầu tư vẫn thờ ơ với thị trường chứng khoán (TTCK). TTCK tiếp tục diễn biến ảm đạm khiến cho việc IPO trở nên khó khăn (có phiên bán đấu giá cổ phần ngân hàng chỉ được hai triệu đồng). Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ cổ phần hóa của Chính phủ. Đẩy mạnh CPH vào lúc thị trường chứng khoán đang gặp khó khăn là điều xem ra không hợp lý. Tuy nhiên, đặt vấn đề CPH trong bối cảnh cần có sự chuyển hướng mạnh để hướng tới tái cơ cấu hiệu quả và bền vững các DN lớn và rất lớn của Nhà nước với nhiều đặc thù, vai trò khác nhau trong nền kinh tế, thì việc đẩy nhanh CPH lại là điều cần thiết và có lợi cho dài hạn. Phiên IPO của MHB ngày 20-7-2011 đã thu hút được 3.744 nhà đầu tư cá nhân và tổ chức tham gia đấu giá, đã bán gần 17,9 triệu cổ phần với mệnh giá 11.025 đồng, thu về gần 200 tỷ đồng là một thành công lớn trong bối cảnh thị trường tài chính tiền tệ hiện nay.
Sau khi có kết quả IPO của MHB, Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh Trần Đắc Sinh nhận xét: “Sáu tháng đầu năm nay trên hai sàn giao dịch Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã mở được 13 phiên đấu giá cổ phần, mới bán ra hơn 87 triệu cổ phiếu, thu hút được 850 tỷ đồng. Trong các vụ IPO vừa qua chủ yếu là sân chơi của các tổ chức, chưa thu hút các nhà đầu tư cá nhân, nhưng vừa qua MHB thu hút được số lượng người đầu tư đông đảo nhất và đạt một mệnh giá thỏa đáng trong thời kỳ này, chứng tỏ các nhà đầu tư kỳ vọng rất nhiều vào tương lai và tiềm năng phát triển của MHB”.
MHB là ngân hàng trẻ nhất trong hệ thống Ngân hàng Thương mại quốc doanh, được thành lập ngày 18-9-1997, theo Quyết định số 769 TTg của Thủ tướng Chính phủ và chính thức hoạt động tháng 4-1998. Gần đây MHB đã được Chính phủ chuyển đổi cơ chế tổ chức thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo đúng lộ trình của ngành ngân hàng gia nhập WTO.
Tổng Giám đốc MHB Nguyễn Phước Hòa nhấn mạnh: “Đến nay, sau 13 năm hoạt động và trưởng thành, vốn điều lệ tăng từ 300 tỷ đồng lên 3.300 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản bình quân hằng năm đạt 50%. Tổng tài sản đến ngày 31-12-2010 đạt 51.000 tỷ đồng. Tỷ lệ an toàn đạt 15% trên mức quy định cho phép 8%. MHB từng bước hoàn thiện hệ thống ngân hàng lõi (core banking), đã mở rộng quan hệ đại lý với hơn 300 ngân hàng trên thế giới, MHB đã tiếp cận được các nguồn vốn của các tổ chức như Ngân hàng Thế giới WB (World Bank), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), dự án hiện đại hóa ngân hàng, tài trợ và hỗ trợ kỹ thuật của tổ chức Seco Thụy Sĩ. Quy mô hoạt động đã mở rộng khắp cả nước với hơn 220 chi nhánh và phòng giao dịch với hơn 3.000 cán bộ, nhân viên…”.
Thành công trong đợt IPO này tạo điều kiện tốt để MHB nhanh chóng bắt tay vào việc cơ cấu lại tổ chức, hoạt động của mình chuyển sang mô hình cổ phần, bắt tay vào việc điều chỉnh cơ cấu tổ chức phù hợp, tìm kiếm đối tác chiến lược và thực hiện chiến lược sản xuất, kinh doanh đã đề ra.
Theo Nhandan
Ý kiến ()