Phát hành tài liệu "Tiền Việt Nam và cách nhận biết"
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 26-1 thông báo phát hành tài liệu “Tiền Việt Nam và cách nhận biết” và cho biết lượng tiền giả polymer giả đã có xu hướng giảm.Trước đó tháng 11-2010, NHNN đã phát hành cuốn tài liệu và Áp phích “Tiền Việt Nam và cách nhận biết” để hướng dẫn người tiêu dùng cách kiểm tra, nhận biết tiền thật; cảnh báo về thủ đoạn tiêu thụ tiền giả của bọn tội phạm; và thông tin pháp luật về bảo vệ tiền Việt Nam.Tài liệu chủ yếu được cung cấp cho cán bộ, chiến sỹ làm công tác tuyên truyền về bảo vệ tiền Việt Nam, cán bộ chủ chốt của chính quyền, đoàn thể ở cơ sở (xã/phường, thôn/bản) và hộ gia đình, nhất là khu vực biên giới, cửa khẩu, vùng sâu, vùng xa; Áp phích chủ yếu được cung cấp cho Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng và các cơ quan, đơn vị, tổ chức khác để niêm yết tại trụ sở và nơi công cộng, như: ủy ban xã/phường, bưu điện, nhà văn hoá xã, trường học, trung tâm thương mại, chợ, bến xe, khu đông dân...
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 26-1 thông báo phát hành tài liệu “Tiền Việt Nam và cách nhận biết” và cho biết lượng tiền giả polymer giả đã có xu hướng giảm.
Trước đó tháng 11-2010, NHNN đã phát hành cuốn tài liệu và Áp phích “Tiền Việt Nam và cách nhận biết” để hướng dẫn người tiêu dùng cách kiểm tra, nhận biết tiền thật; cảnh báo về thủ đoạn tiêu thụ tiền giả của bọn tội phạm; và thông tin pháp luật về bảo vệ tiền Việt Nam.
Tài liệu chủ yếu được cung cấp cho cán bộ, chiến sỹ làm công tác tuyên truyền về bảo vệ tiền Việt Nam, cán bộ chủ chốt của chính quyền, đoàn thể ở cơ sở (xã/phường, thôn/bản) và hộ gia đình, nhất là khu vực biên giới, cửa khẩu, vùng sâu, vùng xa; Áp phích chủ yếu được cung cấp cho Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng và các cơ quan, đơn vị, tổ chức khác để niêm yết tại trụ sở và nơi công cộng, như: ủy ban xã/phường, bưu điện, nhà văn hoá xã, trường học, trung tâm thương mại, chợ, bến xe, khu đông dân cư… Việc cung cấp tài liệu cho các đối tượng sử dụng đảm bảo hợp lý, hiệu quả.
Nội dung tài liệu “Tiền Việt Nam và cách nhận biết” đăng tải trên webiste của Ngân hàng Nhà nước: Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, lượng tiền giả thu giữ qua hệ thống ngân hàng, Kho bạc Nhà nước trong những năm gần đây có xu hướng giảm. Lượng tiền giả đã thu giữ trong năm 2010 giảm 43% so với năm 2009, và giảm 45% so với năm 2008; trong đó, tiền giả tiền polymer chiếm 95%, bị làm giả chủ yếu là tiền polymer mệnh giá 100.000 đồng (chiếm 40%) và 50.000 đồng (chiếm 26%). Đến nay, các loại tiền giả polymer đều có thể dễ dàng nhận biết bằng tay, mắt thường qua kiểm tra các yếu tố bảo an dành cho công chúng (như: hình bóng chìm, dây an toàn, in lõm, mực đổi màu, DOE…), hoặc đơn giản là có thể kéo nhẹ ở cạnh tờ bạc (tiền giả làm bằng chất liệu nilon, dễ bai giãn hoặc rách). Ngân hàng Nhà nước mong muốn và khuyến nghị người tiêu dùng cần nắm rõ các đặc điểm bảo an của tiền thật và có thói quen kiểm tra đồng tiền khi giao dịch tiền mặt theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để giảm thiểu rủi ro nhận phải tiền giả. Thông tin về tiền Việt Nam có tại website của Ngân hàng Nhà nước: Theo Nhandan
Ý kiến ()