Phát động Tháng Hành động quốc gia về dân số
Ngày 5-12 tại Hà Nội, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) phát động Tháng Hành động quốc gia về dân số và Ngày Dân số Việt Nam (26-12) với chủ đề: "Kiểm soát có hiệu quả tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh vì hạnh phúc của mỗi gia đình, vì sự phát triển bền vững của đất nước".Theo báo cáo của Tổng cục DS-KHHGĐ, hiện nay công tác DS-KHHGĐ đang đứng trước ba thách thức lớn, đó là chất lượng dân số hạn chế, sự chênh lệch bất lợi về mức sinh ở các địa phương và gia tăng bất thường về tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS). Đây là ba vấn đề nằm trong cả quy mô dân số, cơ cấu dân số và chất lượng dân số. Chính vì vậy, mục tiêu của Tháng Hành động quốc gia về dân số năm nay nhằm tập trung kiểm soát có hiệu quả tốc độ gia tăng TSGTKS. Kể từ năm 2006 đến nay, TSGTKS của nước ta luôn ở mức trên 110 và năm sau cao hơn năm trước. Theo điều tra biến động dân số năm 2012, TSGTKS...
Ngày 5-12 tại Hà Nội, Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) phát động Tháng Hành động quốc gia về dân số và Ngày Dân số Việt Nam (26-12) với chủ đề: “Kiểm soát có hiệu quả tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh vì hạnh phúc của mỗi gia đình, vì sự phát triển bền vững của đất nước”.
Theo báo cáo của Tổng cục DS-KHHGĐ, hiện nay công tác DS-KHHGĐ đang đứng trước ba thách thức lớn, đó là chất lượng dân số hạn chế, sự chênh lệch bất lợi về mức sinh ở các địa phương và gia tăng bất thường về tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS). Đây là ba vấn đề nằm trong cả quy mô dân số, cơ cấu dân số và chất lượng dân số. Chính vì vậy, mục tiêu của Tháng Hành động quốc gia về dân số năm nay nhằm tập trung kiểm soát có hiệu quả tốc độ gia tăng TSGTKS. Kể từ năm 2006 đến nay, TSGTKS của nước ta luôn ở mức trên 110 và năm sau cao hơn năm trước. Theo điều tra biến động dân số năm 2012, TSGTKS của Việt Nam đang ở mức 112,3/100 và thật sự đang là vấn đề đáng lo ngại. Cho đến thời điểm này, các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng vẫn là những tỉnh có tỷ lệ chênh lệch TSGTKS cao nhất cả nước (38%).
Để đưa tỷ lệ chênh lệch giới tính ở mức cân bằng, theo lãnh đạo của Tổng cục DS-KHHGĐ, đó là thách thức rất lớn đối với ngành dân số. Bởi vì, để người dân chấp nhận quy mô dân số gia đình có từ một đến hai con, chúng ta đã phải mất 50 năm. Do đó, để người dân coi con trai cũng như con gái, đòi hỏi phải rất kiên trì và thời gian, cần phải tăng cường cam kết chính trị cũng như đầu tư nguồn lực; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, thực hiện bình đẳng giới và nâng cao nhận thức, tiến tới chuyển đổi hành vi của mỗi người dân; đặc biệt cần có chính sách ưu tiên nữ – coi đây là giải pháp tình thế trong các hoạt động can thiệp bằng chính sách pháp luật.
Theo Nhandan
Ý kiến ()