Pháp và Ðức kêu gọi hình thành Hiệp ước châu Âu mới
Nhiều nước bị đưa vào danh sách "theo dõi tín dụng" Roi-tơ ngày 6-12 đưa tin, tại cuộc họp báo chung sau cuộc gặp ở Thủ đô Pa-ri (Pháp) để bàn cách đối phó cuộc khủng hoảng nợ công khu vực đồng ơ-rô, Tổng thống Pháp N.Xác-cô-di và Thủ tướng Đức A.Méc-ken đã kêu gọi hình thành một hiệp ước châu Âu mới vào tháng 3 năm tới, trong đó yêu cầu kiểm soát chặt chẽ hơn việc thâm hụt ngân sách của các quốc gia thành viên.Roi-tơ ngày 6-12 đưa tin, tại cuộc họp báo chung sau cuộc gặp ở Thủ đô Pa-ri (Pháp) để bàn cách đối phó cuộc khủng hoảng nợ công khu vực đồng ơ-rô, Tổng thống Pháp N.Xác-cô-di và Thủ tướng Đức A.Méc-ken đã kêu gọi hình thành một hiệp ước châu Âu mới vào tháng 3 năm tới, trong đó yêu cầu kiểm soát chặt chẽ hơn việc thâm hụt ngân sách của các quốc gia thành viên. Các nhà lãnh đạo hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu tuyên bố ủng hộ việc trừng phạt bất cứ thành viên nào của Khu vực đồng ơ-rô (Eurozone) để cho mức thâm hụt ngân...
Roi-tơ ngày 6-12 đưa tin, tại cuộc họp báo chung sau cuộc gặp ở Thủ đô Pa-ri (Pháp) để bàn cách đối phó cuộc khủng hoảng nợ công khu vực đồng ơ-rô, Tổng thống Pháp N.Xác-cô-di và Thủ tướng Đức A.Méc-ken đã kêu gọi hình thành một hiệp ước châu Âu mới vào tháng 3 năm tới, trong đó yêu cầu kiểm soát chặt chẽ hơn việc thâm hụt ngân sách của các quốc gia thành viên. Các nhà lãnh đạo hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu tuyên bố ủng hộ việc trừng phạt bất cứ thành viên nào của Khu vực đồng ơ-rô (Eurozone) để cho mức thâm hụt ngân sách vượt quá 3% GDP. Trước đó, Thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) M. Đra-ghi cho biết, sẽ can thiệp nhằm bảo vệ các ngân hàng của châu Âu khỏi một cuộc đổ vỡ tín dụng. Tuy nhiên, hai nhà lãnh đạo Pháp và Đức khẳng định không xem ý tưởng cho ra đời trái phiếu của Eurozone là một giải pháp cho cuộc khủng hoảng đang đe dọa nền kinh tế châu lục này. Thỏa thuận mới do Đức và Pháp đề xuất sẽ được cụ thể hóa trong văn bản gửi Chủ tịch Liên hiệp châu Âu (EU) ngày 7-12 và các lãnh đạo EU sẽ cân nhắc trước Hội nghị cấp cao EU tại Brúc-xen (Bỉ) và cuộc họp ban lãnh đạo ECB tại Phrăng-phuốc (Đức) ngày 8-12.
* Theo Tân Hoa xã, hãng xếp hạng tín nhiệm tín dụng Standard & Poor’s (S&P) ngày 5-12 đã liệt 15 nước thành viên Eurozone vào danh sách “theo dõi tín dụng tiêu cực”, do sự bất ổn kinh tế và chính trị ngày càng sâu sắc ở khu vực này. Điều này có nghĩa các nước có khả năng bị hạ mức tín nhiệm trong vòng ba tháng tới. Cảnh báo trên đe dọa mức xếp hạng AAA của Đức, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Phần Lan, Luých-xăm-bua và Áo. S&P vẫn duy trì sự đánh giá tiêu cực đối với Síp, còn Hy Lạp lại không bị đưa vào danh sách “theo dõi tín dụng tiêu cực”.
* Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã phê chuẩn khoản cứu trợ 2,2 tỷ ơ-rô cho Hy Lạp theo chương trình cứu trợ chung giữa IMF và EU dành cho A-ten. Đây là khoản tiền thuộc gói cứu trợ trị giá tám tỷ ơ-rô dành cho Hy Lạp bị trì hoãn nhiều tháng qua do cuộc khủng hoảng chính phủ ở nước này. Khoản tiền trên sẽ được giải ngân ngay lập tức với điều kiện A-ten phải thực hiện kế hoạch “thắt lưng buộc bụng” ngặt nghèo. Khoản tiền mới này sẽ nâng tổng số tiền IMF viện trợ Hy Lạp lên khoảng 20,3 tỷ ơ-rô.
Theo Nhandan

Ý kiến ()