Pháp và Ðức bàn cách giải quyết khủng hoảng nợ công ở Eurozone
Tổng thống Pháp N.Xác-cô-di (người bên trái) và Thủ tướng Đức A.Méc-ken thảo luận về cuộc khủng hoảng Eurozone. Ảnh AFP Theo Roi-tơ, ngày 5-12, Tổng thống Pháp N.Xác-cô-di và Thủ tướng Đức A.Méc-ken đã họp cấp cao tại Pa-ri (Pháp) tìm sự đồng thuận về các đề xuất nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ trong Khu vực đồng ơ-rô (Eurozone) trước thềm Hội nghị cấp cao Liên hiệp châu Âu (EU) sẽ diễn ra tại Bỉ ngày 9-12 tới. Đức ủng hộ tăng quyền kiểm soát cho EU, trong khi Pháp mong muốn giữ chủ quyền quốc gia nhiều hơn.Hai nước chưa nhất trí về vai trò của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong việc giải quyết khủng hoảng nợ công ở khu vực và việc phát hành trái phiếu chung của Eurozone. Ủy viên EU phụ trách các vấn đề kinh tế và tài chính Ô.Rên khẳng định, nếu Hội nghị cấp cao EU sắp tới không đưa ra quyết định nhằm bình ổn đồng ơ-rô, nguy cơ tan rã Eurozone có thể xảy ra.Cùng ngày, Thủ tướng I-ta-li-a M.Môn-ti đã trình QH nước này gói biện pháp khắc khổ khẩn cấp trị giá 30...
Tổng thống Pháp N.Xác-cô-di (người bên trái) và Thủ tướng Đức A.Méc-ken thảo luận về cuộc khủng hoảng Eurozone. Ảnh AFP |
Theo Roi-tơ, ngày 5-12, Tổng thống Pháp N.Xác-cô-di và Thủ tướng Đức A.Méc-ken đã họp cấp cao tại Pa-ri (Pháp) tìm sự đồng thuận về các đề xuất nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ trong Khu vực đồng ơ-rô (Eurozone) trước thềm Hội nghị cấp cao Liên hiệp châu Âu (EU) sẽ diễn ra tại Bỉ ngày 9-12 tới. Đức ủng hộ tăng quyền kiểm soát cho EU, trong khi Pháp mong muốn giữ chủ quyền quốc gia nhiều hơn.
Hai nước chưa nhất trí về vai trò của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong việc giải quyết khủng hoảng nợ công ở khu vực và việc phát hành trái phiếu chung của Eurozone. Ủy viên EU phụ trách các vấn đề kinh tế và tài chính Ô.Rên khẳng định, nếu Hội nghị cấp cao EU sắp tới không đưa ra quyết định nhằm bình ổn đồng ơ-rô, nguy cơ tan rã Eurozone có thể xảy ra.
Cùng ngày, Thủ tướng I-ta-li-a M.Môn-ti đã trình QH nước này gói biện pháp khắc khổ khẩn cấp trị giá 30 tỷ ơ-rô nhằm đưa Rô-ma thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ công. QH I-ta-li-a dự kiến bỏ phiếu đối với chương trình này trước dịp lễ Giáng sinh. Gói biện pháp trên gồm kế hoạch tiết kiệm ngân sách khoảng 20 tỷ ơ-rô vào năm 2014, chi tiêu thêm mười tỷ ơ-rô để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải cách chế độ hưu trí, nâng thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Chính phủ tuyên bố áp dụng trở lại sắc thuế nhà, được hủy bỏ từ năm 2008, đối với nhà ở chính; đánh thuế đối với các tài sản xa xỉ; tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 21% lên 23%; áp thuế 1,5% đối với nguồn tiền hồi hương về I-ta-li-a. Thứ trưởng Kinh tế I-ta-li-a tin tưởng, gói biện pháp khắc khổ sẽ giúp nước này đạt mục tiêu tăng GDP 0,5% vào năm 2012.
Theo Nhandan
Ý kiến ()