Pháp thu về 90 triệu ơ-rô từ các thương vụ vũ khí với chính quyền Muammar Gaddafi
Theo số liệu do tờ Nhật báo Le Monde công bố ngày 31/10, Pháp – một trong những thành viên tích cực nhất của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong sứ mệnh quân sự tại Libya đã thu về khoảng 90 triệu ơ-rô từ các thương vụ vũ khí cho chính quyền Tripoli trong năm 2010.Máy bay chiến đấu Rafale của Pháp (Ảnh: IT)Theo nguồn tin trên, trước khi bùng phát cuộc cách mạng lật đổ chính quyền Muammar Gaddafi, vào tháng 1/2011, Libya đã tiếp quản từ Pháp một lô hàng cuối cùng gồm 1.000 tên lửa. Cuối tháng 10/2011, tờ The Connexion của Pháp cũng xác nhận một bản báo cáo của chính phủ về việc Pháp đã ký kết với Libya các bản hợp đồng bán vũ khí trị giá 192 triệu ơ-rô, gồm các tên lửa Milan và máy bay Mirage. Tuy nhiên, việc thực hiện các hợp đồng trên đã bị trì hoãn do cuộc khủng hoảng chính trị tại Libya. Thậm chí, các công ty xuất khẩu vũ khí của Pháp còn chỉ xem đây là bước dạo đầu của một dự án xuất khẩu vũ khí lên tới 4,2...
Theo số liệu do tờ Nhật báo Le Monde công bố ngày 31/10, Pháp – một trong những thành viên tích cực nhất của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong sứ mệnh quân sự tại Libya đã thu về khoảng 90 triệu ơ-rô từ các thương vụ vũ khí cho chính quyền Tripoli trong năm 2010.
Máy bay chiến đấu Rafale của Pháp (Ảnh: IT) |
Theo nguồn tin trên, trước khi bùng phát cuộc cách mạng lật đổ chính quyền Muammar Gaddafi, vào tháng 1/2011, Libya đã tiếp quản từ Pháp một lô hàng cuối cùng gồm 1.000 tên lửa. Cuối tháng 10/2011, tờ The Connexion của Pháp cũng xác nhận một bản báo cáo của chính phủ về việc Pháp đã ký kết với Libya các bản hợp đồng bán vũ khí trị giá 192 triệu ơ-rô, gồm các tên lửa Milan và máy bay Mirage. Tuy nhiên, việc thực hiện các hợp đồng trên đã bị trì hoãn do cuộc khủng hoảng chính trị tại Libya. Thậm chí, các công ty xuất khẩu vũ khí của Pháp còn chỉ xem đây là bước dạo đầu của một dự án xuất khẩu vũ khí lên tới 4,2 tỷ ơ-rô trong các năm tới cho chính quyền Gaddafi.
Tờ Le Monde trích lời của ông Laurent Collet – Billon , Tổng Giám đốc Cơ quan thương mại quốc phòng (DGA) của Pháp cho rằng, xét theo khía cạnh kinh doanh thì các chiến dịch quân sự tại Libya đã mở ra nhiều cơ hội tối ưu cho các nhà buôn bán vũ khí. Cùng với việc trở thành chiến trường đầu tiên được trải nghiệm một số thiết bị vũ khí như: Trực thăng PBCs (đã được bán cho Nga), máy bay chiến đấu Rafale, trực thăng Tiger hay các tên lửa SCALP, Libya đã trở thành một nơi để trình làng, tìm kiếm các cơ hội buôn bán kinh doanh vũ khí quân sự.
Trong khi đó, biên tập viên tờ Le Monde – bà Nathalie Guibert cũng cho rằng, Libya là nước chiếm giữ thị phần xuất khẩu vũ khí lớn nhất của Pháp trong số các quốc gia trải qua các cuộc nổi dậy tương tự. Cụ thể, trong năm 2010, xuất khẩu vũ khí từ Pháp sang Bahrain đạt gần 9,8 triệu ơ-rô; sang Ai Cập đạt 40 triệu ơ-rô và sang Tunisia chỉ đạt 1 triệu ơ-rô (gồm cả súng máy AA52)…song, tất cả đều chưa thấm tháp vào đâu so với con số 90 triệu ơ-rô của Libya. Các số liệu thống kê của Nhật báo Le Monde cho biết, Pháp là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 4 (sau Mỹ, Anh và Pháp) cùng với việc thu về khoảng 5 tỷ ơ-rô tiền bán vũ khí trong năm 2010.
Ngoài ra, bà Guibert cũng cho biết thêm, các cuộc nổi dậy “Mùa xuân Ả rập” cũng đã đặt ra những thách thức mới đối với công việc xuất khẩu vũ khí của Pháp. Pháp đã thu được nhiều lợi nhuận từ các thương vụ bán vũ khí béo bở tại Libya và hiện đang để mắt tới các thị trường có nhiều khả năng sinh lời khác như: Ả rập Xê út và các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất./
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()