Theo đệ trình của EVN và Bộ Công thương, giá điện tăng mức cao nhất là 40,3%, thấp nhất là 18,3%. Phương án tăng 18,3% được chấp thuận. Song dù tăng 18,3% chăng nữa thì cũng quá sức chịu đựng với người tiêu dùng, nhất là người lao động phổ thông.Việc tăng giá điện là “ngòi châm” để các mặt hàng tăng giá theo, nhất là các mặt hàng như sắt thép, may mặc, kim khí, dệt may… là điều hiển nhiên. Bởi các ngành sắt thép, xi măng… dùng điện cho sản xuất nhiều hơn và phải tăng giá thành sản phẩm để trừ khấu hao tiêu thụ điện. Sản phẩm của doanh nghiệp làm ra “vận hành” giá theo cơ chế thị trường nên việc tăng giá điện đối với doanh nghiệp cũng không phải là vấn đề lớn.Còn đối với người tiêu dùng (lao động phổ thông, công chức nhà nước, người dân) thì tăng giá điện là quá sức chịu đựng. Bởi lẽ, người tiêu dùng không tăng thu nhập, trong khi đó giá cả sẽ leo thang theo giá điện. Họ phải đối mặt với sự chắt bóp đồng tiền để mua điện sinh hoạt.Người...
Theo đệ trình của EVN và Bộ Công thương, giá điện tăng mức cao nhất là 40,3%, thấp nhất là 18,3%. Phương án tăng 18,3% được chấp thuận. Song dù tăng 18,3% chăng nữa thì cũng quá sức chịu đựng với người tiêu dùng, nhất là người lao động phổ thông.
Việc tăng giá điện là “ngòi châm” để các mặt hàng tăng giá theo, nhất là các mặt hàng như sắt thép, may mặc, kim khí, dệt may… là điều hiển nhiên. Bởi các ngành sắt thép, xi măng… dùng điện cho sản xuất nhiều hơn và phải tăng giá thành sản phẩm để trừ khấu hao tiêu thụ điện. Sản phẩm của doanh nghiệp làm ra “vận hành” giá theo cơ chế thị trường nên việc tăng giá điện đối với doanh nghiệp cũng không phải là vấn đề lớn.
Còn đối với người tiêu dùng (lao động phổ thông, công chức nhà nước, người dân) thì tăng giá điện là quá sức chịu đựng. Bởi lẽ, người tiêu dùng không tăng thu nhập, trong khi đó giá cả sẽ leo thang theo giá điện. Họ phải đối mặt với sự chắt bóp đồng tiền để mua điện sinh hoạt.
|
Người dân ngồi suy tính trước hóa đơn tiền điện. Ảnh: KIM NGÂN |
Trên thực tế hiện nay, mức độ tiêu thụ điện dùng để sản xuất trong các nhà máy, doanh nghiệp là rất lớn, gấp 3/4 so với tiêu thụ điện dân sinh của nhân dân trên toàn quốc. Cho dù giá điện hiện tại của doanh nghiệp cao hơn điện dân sinh của nhân dân 180 đồng/KW (điện bán cho nhân dân hiện là 600 đồng/KW/50 số đầu tiên, điện bán cho doanh nghiệp là 780 đồng/KW) thì tăng giá điện ở doanh nghiệp cũng chẳng đến nỗi nào bởi họ sẽ tăng giá sản phẩm làm ra.
Còn đối với nhân dân – những người không có thu nhập ổn định, thì mua điện tăng giá là một gánh nặng quá sức. Bài toán đơn giản khi tăng giá điện 18,3% đối với người lao động được tính như sau:
KW Điện | Giá cũ đồng/KW | Giá mới đồng/KW |
50 KW đầu tiên | 600 | 709,8 |
50 KW tiếp theo | 1.004 | 1.195 |
50 KW tiếp theo | 1.214 | 1.446,1 |
50 KW tiếp theo | 1.595 | 1.885,7 |
50 KW tiếp theo | 1.722 | 2.637,1 |
Theo tính toán trên, một gia đình nếu một tháng tiêu thụ điện khoảng 250 KW thì phải trả số tiền tương đương 364.300 đồng. Số tiền này đối với người lao động quả là kiệt sức.
Thực tế hiện nay, giá điện bán cho mọi đối tượng tiêu dùng ở nước ta thấp nhất so với các nước khác và khu vực Đông Nam Á. Hiện nhà nước phải bù lỗ giá điện nhưng cũng không “đủ sức bao cấp” cho người tiêu dùng trong khi các doanh nghiệp tiêu thụ điện ngày càng nhiều hơn.
Như vậy, việc tăng giá điện là đòi hỏi tất yếu của thị trường. Song đối với người lao động thì tăng giá điện là kiệt sức.
Theo sggp.org.vn
Ý kiến ()