Pháp can thiệp quân sự vào Ma-li
Theo Roi-tơ, ngày 11-1, Tổng thống Pháp Ph.Ô-lăng-đơ tuyên bố, lực lượng quân đội Pháp đã can thiệp quân sự vào Ma-li, giúp chính phủ nước này trấn áp lực lượng nổi dậy Hồi giáo.Trước đó, Hội đồng Bảo an LHQ đã họp khẩn thảo luận tình hình Ma-li theo yêu cầu của Pháp, sau khi Tổng thống tạm quyền Ma-li Đ.Trao-rê kêu gọi LHQ và Pháp hỗ trợ khẩn cấp. Phó Tổng Thư ký LHQ G.Phen-man thông báo tình hình Ma-li, trong đó có việc lực lượng nổi dậy đã chiếm thị trấn Côn-na và bao vây thị trấn Mốp-ti, hai cửa ngõ của Thủ đô Ba-ma-cô. Hội đồng Bảo an LHQ kêu gọi nhanh chóng triển khai lực lượng quốc tế, do Liên minh châu Phi (AU) đứng đầu, để giúp Chính phủ Ma-li đối phó các cuộc tiến công của lực lượng nổi dậy. Đặc phái viên Pháp G.Pa-la-nông trong cuộc gặp Tổng thống Ni-giê-ri-a G.Giô-na-than tại Thủ đô A-bu-gia cam kết, Pháp và Ni-giê-ri-a sẽ phối hợp chặt chẽ nhằm chấm dứt khủng hoảng và bảo đảm cho tiến trình chuyển tiếp chính trị ở Ma-li.* Bộ Ngoại giao Xy-ri bác bỏ tuyên bố của Đặc...
Trước đó, Hội đồng Bảo an LHQ đã họp khẩn thảo luận tình hình Ma-li theo yêu cầu của Pháp, sau khi Tổng thống tạm quyền Ma-li Đ.Trao-rê kêu gọi LHQ và Pháp hỗ trợ khẩn cấp. Phó Tổng Thư ký LHQ G.Phen-man thông báo tình hình Ma-li, trong đó có việc lực lượng nổi dậy đã chiếm thị trấn Côn-na và bao vây thị trấn Mốp-ti, hai cửa ngõ của Thủ đô Ba-ma-cô. Hội đồng Bảo an LHQ kêu gọi nhanh chóng triển khai lực lượng quốc tế, do Liên minh châu Phi (AU) đứng đầu, để giúp Chính phủ Ma-li đối phó các cuộc tiến công của lực lượng nổi dậy. Đặc phái viên Pháp G.Pa-la-nông trong cuộc gặp Tổng thống Ni-giê-ri-a G.Giô-na-than tại Thủ đô A-bu-gia cam kết, Pháp và Ni-giê-ri-a sẽ phối hợp chặt chẽ nhằm chấm dứt khủng hoảng và bảo đảm cho tiến trình chuyển tiếp chính trị ở Ma-li.
* Bộ Ngoại giao Xy-ri bác bỏ tuyên bố của Đặc phái viên chung LHQ và Liên đoàn A-rập L.Bra-hi-mi rằng, Tổng thống B.Át-xát có thể phải từ chức trước sức ép của trong nước và quốc tế. Bộ Ngoại giao Xy-ri nêu rõ, ông Bra-hi-mi không có quyền đại diện cho nhân dân Xy-ri để tuyên bố về công việc nội bộ của nước này, khẳng định tiếp tục hợp tác với ông Bra-hi-mi thực thi sứ mệnh hòa bình ở Xy-ri. Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Anh U.Ha-gơ tuyên bố Luân Đôn có thể hỗ trợ quân sự cho lực lượng đối lập ở Xy-ri, nếu cuộc khủng hoảng tại nước này tiếp tục xấu đi. Theo đó, Anh sẽ thuyết phục Liên hiệp châu Âu (EU) sửa đổi lệnh cấm vận vũ khí nhằm cung cấp thiết bị quân sự cho lực lượng đối lập ở Xy-ri. Tuy nhiên, ông Ha-gơ thừa nhận biện pháp ngoại giao là phù hợp nhất trong hoàn cảnh hiện nay.
* Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ L.Pa-nét-ta bày tỏ lo ngại việc kiểm soát các kho vũ khí hóa học và sinh học ở Xy-ri, nhằm bảo đảm chúng không rơi vào tay các phần tử khủng bố. Ông Pa-nét-ta khẳng định Mỹ không có kế hoạch điều động binh sĩ đến Xy-ri, nhưng có thể hỗ trợ lực lượng nếu tiến trình chuyển tiếp hòa bình diễn ra ở Xy-ri.
* Chủ tịch Hội đồng Thượng viện Ai Cập A.Pha-mi thông báo, Hội đồng sẽ hoàn tất dự luật bầu cử và chuyển lên Tòa án Hiến pháp tối cao xem xét trong mười ngày tới. Nếu tòa án tán thành, văn bản này sẽ ngay lập tức trở thành luật. Dự luật quy định việc đổi tên QH thành Viện Dân biểu và hủy quyền bổ nhiệm mười đại biểu QH của Tổng thống.
* Trong cuộc đàm phán với Chính phủ CH Trung Phi tại Thủ đô Li-brơ-vin (Ga-bông), lực lượng nổi dậy Xê-lê-ca chấp thuận ngừng bắn một tuần và từ bỏ yêu sách đòi Tổng thống P.Bô-di-dê từ chức. Tuy nhiên, lực lượng Xê-lê-ca đưa ra một số điều kiện của quyết định ngừng bắn, trong đó có rút các binh sĩ Nam Phi khỏi CH Trung Phi và trả tự do cho các tù nhân chính trị.
Theo Nhandan
Ý kiến ()