Phấn đấu loại trừ bệnh phong theo tiêu chuẩn Việt Nam vào năm 2015
Trong hai ngày 25 và 26-9, tại TP Đà Lạt, Chương trình phòng chống phong quốc gia (Bộ Y tế) phối hợp UBND tỉnh Lâm Đồng, tổ chức Hội nghị tăng nhanh tốc độ loại trừ bệnh phong và Hội thảo khoa học chuyên đề da liễu. Báo cáo của Ban Chủ nhiệm chương trình phòng chống phong quốc gia cho biết: Năm 2000 Việt Nam được Tổ chức Y tế thế giới công nhận loại trừ bệnh phong trên phạm vi cả nước.Từ năm 2002, chúng ta triển khai, thực hiện loại trừ bệnh phong theo bốn tiêu chuẩn Việt Nam. Đến năm 2010, đã có 42 tỉnh, thành phố hoàn thành loại trừ bệnh phong theo tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, hoạt động phòng chống phong còn gặp nhiều khó khăn, bởi còn 21 tỉnh, thành phố (phần lớn ở miền trung, Tây Nguyên và Nam Bộ) hằng năm vẫn phát hiện một số lượng khá lớn người mắc bệnh phong mới (hơn 1.000 trường hợp/năm). Đáng lo ngại là trong số người mắc bệnh phong mới thì tỷ lệ tàn tật độ hai còn chiếm từ 15 đến hơn 20%. Hàng chục tham luận của các đại...
Từ năm 2002, chúng ta triển khai, thực hiện loại trừ bệnh phong theo bốn tiêu chuẩn Việt Nam. Đến năm 2010, đã có 42 tỉnh, thành phố hoàn thành loại trừ bệnh phong theo tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, hoạt động phòng chống phong còn gặp nhiều khó khăn, bởi còn 21 tỉnh, thành phố (phần lớn ở miền trung, Tây Nguyên và Nam Bộ) hằng năm vẫn phát hiện một số lượng khá lớn người mắc bệnh phong mới (hơn 1.000 trường hợp/năm). Đáng lo ngại là trong số người mắc bệnh phong mới thì tỷ lệ tàn tật độ hai còn chiếm từ 15 đến hơn 20%. Hàng chục tham luận của các đại biểu đề xuất các giải pháp như: Coi trọng công tác giám sát dịch tễ bệnh phong; làm tốt hơn việc truyền thông giáo dục căn bệnh quái ác này để người dân vùng sâu, vùng xa chủ động tìm đến cơ sở y tế; kết hợp các phương pháp khám bệnh, điều trị bệnh đa hóa trị liệu… nhằm phấn đấu đến năm 2015, 21 tỉnh, thành phố còn lại hoàn thành loại trừ bệnh phong theo tiêu chuẩn Việt Nam.
PV
Khánh thành Nhà máy sản xuất dịch truyền lớn nhất Việt Nam
Ngày 26-9, tại TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) tập đoàn Fresenius (CHLB Đức) tổ chức khánh thành Nhà máy Fresenius Kabi Bidiphar JSC. Nhà máy ở Quy Nhơn là liên doanh giữa Công ty Fresenius Kabi và Công ty dược, trang thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar). Nhà máy có diện tích hơn 15 nghìn m2 với tổng chi phí đầu tư gần 340 tỷ đồng. Giai đoạn 1, nhà máy có sản lượng sản xuất 50 triệu chai dịch truyền vỏ nhựa, 20 triệu chai dịch truyền vỏ thủy tinh và 130 triệu ống thuốc tiêm các loại. Đây là nhà máy sản xuất dịch truyền có công suất lớn nhất cả nước hiện nay. Với nhà máy mới, Fresenius Kabi tăng gấp đôi sản lượng sản xuất về các giải pháp dịch truyền và các loại thuốc nước. Hầu hết các sản phẩm này đều dành cho thị trường Việt Nam và các nước trong khu vực.
PV
Đồng bào dân tộc Chăm ở Bình Thuận vui đón lễ hội Katê năm 2011
Sáng 26-9, tại khu di tích tháp Pô Sah Inư ở phường Phú Hài, TP Phan Thiết, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận cùng các vị chức sắc và đông đảo đồng bào dân tộc Chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc đã tổ chức nghi lễ chào mừng lễ hội Katê-Pô Sah Inư năm 2011, chính thức bắt đầu mùa Katê năm nay của đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn trong toàn tỉnh.
Trước đó, trong hai ngày 24 và 25-9, một số nội dung trong lễ hội Katê đã diễn ra tại cụm đền tháp Pô Sah Inư. Ngoài phần nghi lễ, các chương trình văn nghệ dân gian, hội thi tay nghề truyền thống và các trò chơi dân gian… thuộc phần hội đã diễn ra sôi nổi, thu hút đông đảo nhân dân địa phương, du khách gần xa đến thưởng ngoạn.
Nhân dịp này, đồng chí Mã Điền Cư, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh Bình Thuận đã đến chúc mừng, thăm hỏi, động viên, tặng quà các vị chức sắc, gia đình đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn tiêu biểu ở các địa phương trong tỉnh và chung vui lễ hội với đồng bào.
Theo Nhandan
Ý kiến ()