Ông Bjorn Andersson, Giám đốc khu vực của UNFPA Châu Á-Thái Bình Dương:
Trong nhiều năm gần đây, đại dịch Covid-19 không phải là cuộc khủng hoảng duy nhất mà cộng đồng quốc tế phải xích lại gần nhau hơn. Ngoài ra, toàn xã hội cũng đang phải đấu tranh một cuộc khủng hoảng toàn cầu khác mang tên “biến đổi khí hậu”, mà trong đó sức khỏe, quyền lợi và bình đẳng của phụ nữ, cũng như trẻ em gái bị ảnh hưởng to lớn.
Khu vực châu Á-Thái Bình Dương là nơi thường xuyên và hàng đầu xảy ra những thiên tai có sức tàn phá khủng khiếp. Theo ông Bjorn Andersson, Giám đốc khu vực của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại châu Á-Thái Bình Dương, từ năm 2010 đến 2020, người dân khu vực châu Á và Thái Bình Dương chiếm tới ba phần tư trong tổng số 122 triệu người bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Những tác động vô cùng lớn của thiên tai nói riêng và biến đổi khí hậu nói chung lên phụ nữ và trẻ em gái là rất lớn, nhóm đối tượng yếu thế vốn đã dễ bị tổn thưởng bởi những yếu tố bất bình đẳng sẵn có trong lịch sử, đặc biệt là bất bình đăng giới.
Biến đổi khí hậu cũng gây ra nhiều cản trở không nhỏ tới việc tiếp cận một cách nhanh chóng và đầy đủ các dịch vụ thiết yếu về sức khỏe tình dục và sinh sản, cũng như các loại thuốc đóng vai trò cứu sống tính mạng, trong đó có dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, góp phần gia tăng nguy cơ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh. Đã có nhiều trận siêu bão tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương gây thiệt hại nặng nề cho các cơ sở y tế, buộc người dân không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc di chuyển xa hơn tới những cơ sở lận cận, thậm chí sang một điểm y tế ở địa phương khác khi có nhu cầu.
Một lần nữa chia sẻ với báo chí, ông Bjorn Andersson nhân định rằng, tất cả mọi nỗ lực của toàn cộng đồng quốc tế trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu, cũng như thúc đẩy công tác khắc phục sớm những hậu quả của thiên tai sẽ góp phần giúp cho phụ nữ và trẻ em gái có thể dễ dàng tiếp cận với dịch vụ, thông tin về sức khỏe tình dục và sinh sản, bao gồm dịch vụ sức khỏe bà mẹ, kế hoạch hóa gia đình và bảo đảm an toàn.
“Nhìn xa hơn, phụ nữ và trẻ em gái sẽ được trao quyền để bảo vệ quyền của chính mình, đưa ra lựa chọn và phát huy tiềm năng của bản thân, cũng như tăng cường khả năng thích ứng của những cộng đồng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu”, Giám đốc khu vực của UNFPA châu Á-Thái Bình Dương nhấn mạnh.
Chương trình hành động Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển năm 1994 đã kêu gọi đưa chủ đề về quyền phụ nữ và sức khỏe sinh sản làm nội dung trọng tâm trong các nỗ lực phát triển kinh tế, chính trị cấp quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên, mới chỉ có 55% trẻ em gái và phụ nữ từ 15-49 tuổi đã kết hôn hoặc tham gia công đoàn có thể tự ra quyết định về quyền và sức khỏe tình dục, sinh sản.
“Không để ai bị bỏ lại phía sau” và bảo đảm tương lai tốt đẹp và bền vững hơn cho tất cả mọi người là những điều mà Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế cùng hướng tới. Nhiều sự chuyển biến tích cực trong thời gian qua đã được ghi nhận: thông qua dịch vụ sức khỏe bà mẹ và kế hoạch hóa gia đình; tăng cường các quyết định liên quan đến sức khỏe sinh sản và tình dục; củng cố chính sách, tổ chức, mạng lưới về nữ quyền và thanh niên; thúc đẩy xây dựng khả năng chống chịu và thích thức, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Nhân Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, UNFPA kêu gọi tất cả các nước cùng chung tay và đầu tư nguồn lực để phổ cập sự tiếp cận về quyền và sức khỏe tình dục, sinh sản cho tất cả mọi người, bảo đảm sự tham gia có ý nghĩa của phụ nữ và trẻ em gái trong các hoạt động chống biến đổi khí hậu.
Ý kiến ()