LSO-Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã đặc biệt coi trọng công tác dân vận. Nhờ làm tốt công tác dân vận, xây dựng được “thế trận lòng dân”, nên trải qua các thời kỳ cách mạng, nhất là trong cách mạng dân tộc dân chủ, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.Bước vào thực hiện sự nghiệp đổi mới, một bài học lớn được rút ra trong Đại hội lần thứ VI của Đảng là trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “ Lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Đây là bài học quan trọng và sâu sắc được đưa ra đúng lúc, khi mà tình hình thế giới đang có những biến động hết sức phức tạp. Để bài học “ Lấy dân làm gốc” trở thành hiện thực. Hội nghị lần thứ 8 (khóa VI) Ban Chấp hành Trung ương Đảng ( họp ngày 20/3/1990) đã ra Nghị quyết “ Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mỗi quan hệ giữa Đảng và nhân dân”. Ngay...
LSO-Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã đặc biệt coi trọng công tác dân vận. Nhờ làm tốt công tác dân vận, xây dựng được “thế trận lòng dân”, nên trải qua các thời kỳ cách mạng, nhất là trong cách mạng dân tộc dân chủ, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Bước vào thực hiện sự nghiệp đổi mới, một bài học lớn được rút ra trong Đại hội lần thứ VI của Đảng là trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “ Lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Đây là bài học quan trọng và sâu sắc được đưa ra đúng lúc, khi mà tình hình thế giới đang có những biến động hết sức phức tạp. Để bài học “ Lấy dân làm gốc” trở thành hiện thực. Hội nghị lần thứ 8 (khóa VI) Ban Chấp hành Trung ương Đảng ( họp ngày 20/3/1990) đã ra Nghị quyết “ Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mỗi quan hệ giữa Đảng và nhân dân”. Ngay từ khi thành lập Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, Đảng cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo, còn sự nghiệp cách mạng có thắng lợi hay không, thắng lợi lớn hay nhỏ là do quần chúng, cơ bản là quần chúng công, nông, trí thức cách mạng…
Để công tác dân vận của Đảng ngày càng được quan tâm, chú trọng và phát huy có hiệu quả, ngày 10/4/2010 Ban Dân vận Tỉnh ủy đã có kế hoạch số 45-KH/BDVTU về tổ chức các hoạt động hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng ( 15/10/1930 – 15/10/2010) với mục đích: Ôn lại truyền thống 80 năm công tác dân vận của Đảng và 30 năm thành lập Ban Dân vận tỉnh Lạng Sơn ( 1980 – 2010); đồng thời nhân dịp này , Ban Dân vận Tỉnh ủy cũng đã tham mưu cho Tỉnh ủy biên soạn, xuất bản và ra mắt bạn đọc cuốn lịch sử công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn (1930 – 2010 ) .
Công tác dân vận là v ấ n đề chiến lược của mọi thời kỳ cách mạng được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Đảng ta đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm thắt chặt mỗi quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân tạo thành sức mạnh của toàn dân hướng vào thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước đã đề ra. Mỗi giai đoạn cách mạng không thể thiếu công tác dân vận để tạo nên các phong trào thi đua ái quốc. Lịch sử đấu tranh giữ nước và xây dựng đất nước của dân tộc ta gắn liền với công tác dân vận và phát triển các phong trào thi đua, từ xa x ưa ông cha ta đã quan niệm “Dân là gốc” và căn dặn “Khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc, bền rễ, đó là thượng sách giữ nước”, “Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”… Trong đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc cũng như trong thời bình xây dựng đất nước, công tác dân vận ngày càng có ý nghĩa xã hội to lớn, tạo nên sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nhằm phát huy những thành tựu đã đạt được, tiếp tục kế thừa truyền thống quý báu của dân tộc ta. Với ý nghĩa đó, ngày 25/2/2010 Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 290-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã cụ thể hóa quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị của Trung ương; đồng thời ban hành Quyết định số 1536-QĐ/TU, ngày 23/8/2010 về việc ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị thực hiện trên địa bàn tỉnh. Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị được ban hành một lần nữa khảng định d ân vận và công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng, xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân và cơ chế, phương thức thực hiện công tác dân vận của các tổ chức trong hệ thống chính trị nhằm nâng cao hiệu quả công tác dân vận, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc . Q uy chế còn quy định trách nhiệm lãnh đạo và thực hiện công tác dân vận của tổ chức Đảng, các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân .
Đến nay, sự nghiệp đổi mới tiến hành được gần 25 năm. Trong thời gian qua, dưới ánh sáng các Nghị quyết Đại hội lần thứ VI, VII, VIII, IX và X của Đảng, công tác dân vận được đổi mới một bước quan trọng cả về nhận thức, quan điểm và tổ chức thực hiện. Những quan điểm, đường lối, chính sách cơ bản về công tác dân vận, Mặt trận, xây dựng các giai cấp, đoàn thể, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài từng bước được ban hành và ngày càng hoàn thiện.
Hoàng Minh Ước
Ý kiến ()