Ổn định số lượng thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo
Bộ Công thương vừa ban hành Quyết định số 6139/QĐ-BCT, ngày 28/8/2013 phê duyệt Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo nhằm xây dựng và tạo động lực thúc đẩy phát triển đội ngũ thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo theo chiều sâu với số lượng, quy mô và năng lực kinh doanh đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong thương mại gạo quốc tế hiện nay.
Bộ Công thương vừa ban hành Quyết định số 6139/QĐ-BCT, ngày 28/8/2013 phê duyệt Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo nhằm xây dựng và tạo động lực thúc đẩy phát triển đội ngũ thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo theo chiều sâu với số lượng, quy mô và năng lực kinh doanh đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong thương mại gạo quốc tế hiện nay.
Theo Quy hoạch, từ nay đến năm 2015 kiện toàn, ổn định số lượng thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo đảm bảo tối đa 150 đầu mối; gắn địa bàn hoạt động của thương nhân với các vùng sản xuất lúa hàng hóa lớn; từng bước củng cố, phát triển năng lực sản xuất, kinh doanh của đội ngũ thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo theo chiều sâu và hiệu quả xuất khẩu.
Kinh doanh xuất khẩu gạo |
Từ sau năm 2015 điều chỉnh số lượng đầu mối và địa bàn hoạt động phù hợp với mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuát khẩu gạo và diễn biến tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ; tập trung phát triển, nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của đội ngũ thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.
Đối tượng quy hoạch là các thương nhân tham gia kinh doanh xuất khẩu gạo hội đủ các tiêu chí, điều kiện của Quy hoạch để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kinh kinh doanh xuất khẩu gạo, trong đó ưu tiêu thương nhân đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh, có kho chứa, cơ sở xay xát thóc, gạo đáp ứng điều kiện kinh doanh trên địa bàn 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Thái Bình, Hưng Yên, Tây Ninh; có vùng nguyên liệu hoặc thực hiện hợp tác, đặt hàng, liên kết với hộ nông dân trồng lúa. Ngoài ra, thương nhân còn phải đáp ứng tiêu chí duy trì Giấy chứng nhận, theo đó, thương nhân được cấp Giấy chứng nhận phải đạt thành tích xuất khẩu tối thiểu 10.000 tấn gạo/năm, kỳ hạn xét thành tích xuất khẩu để thu hồi Giấy chứng nhận là 2 năm liên tiếp xuất khẩu không đạt 10.000 tấn/năm. Trong kỳ hạn xét thành tích, thương nhân không xuất khẩu gạo trong thời gian 12 tháng liên tục hoặc trong 2 năm liên tiếp không đạt tổng thành tích xuất khẩu tối thiểu 10.000 tấn gạo sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận.
Quyết định cũng đề ra các giải pháp nhằm xây dựng và tạo động lực thúc đẩy phát triển đội ngũ thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo. Theo đó, chú trọngxây dựng chiến lược phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện trách nhiệm chung trong việc xây dựng, phát triển ngành lúa gạo Việt Nam, góp phần ổn định thị trường trong nước, tăng cường liên kết với nhà sản xuất và với các thương nhân khác; tích cực, chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện chủ trương thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải có vùng nguyên liệu hoặc hợp tác, liên kết, đặt hàng với hộ nông dân trồng lúa; tích cực đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực, uy tín, khả năng cạnh tranh trên thương trường; chú trọng xây dựng, bảo vệ thương hiệu gạo xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Quyết định 6139/QĐ-BCT, ngày 28/8/2013của Bộ Công thương có hiệu lực kể từ ngày ký.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()