Ổn định cuộc sống người dân sau cơn bão số 2
* Nhiều địa phương đầu tư nâng cấp các công trình thủy lợi Theo Trung tâm dự báo Khí tượng-Thủy văn T.Ư, do vùng áp thấp nóng phía tây phát triển và mở rộng, các tỉnh Bắc Bộ chuyển nắng nhưng trời vẫn nhiều mây, mang lại cảm giác oi bức. Các tỉnh Trung Bộ chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn rõ rệt hơn, cho nên nhiệt độ cao nhất trong ngày tăng lên mức 33- 35oC. Gió tây nam hoạt động yếu là nguyên nhân chính làm giảm mưa trên các tỉnh, thành phố phía nam. Mưa dông tiếp tục xuất hiện vào buổi chiều và tối nhưng cường độ và diện mưa giảm dần.
* Nhiều địa phương đầu tư nâng cấp các công trình thủy lợi Theo Trung tâm dự báo Khí tượng-Thủy văn T.Ư, do vùng áp thấp nóng phía tây phát triển và mở rộng, các tỉnh Bắc Bộ chuyển nắng nhưng trời vẫn nhiều mây, mang lại cảm giác oi bức. Các tỉnh Trung Bộ chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn rõ rệt hơn, cho nên nhiệt độ cao nhất trong ngày tăng lên mức 33- 35oC. Gió tây nam hoạt động yếu là nguyên nhân chính làm giảm mưa trên các tỉnh, thành phố phía nam. Mưa dông tiếp tục xuất hiện vào buổi chiều và tối nhưng cường độ và diện mưa giảm dần.
Theo cơ quan thường trực Ban Chỉ huy PCLB và TKCN Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, bão số 2 đã làm một người chết (chị Lô Thị Huế, tỉnh Nghệ An, đã tìm thấy thi thể bị lũ cuốn trôi từ ngày 23-6); hai người mất tích (cháu Hoàng Gia Phúc, tỉnh Nghệ An, bị lũ cuốn trôi từ ngày 23-6 và cháu Võ Văn Hưng đi chăn trâu bị nước cuốn trôi lúc 15 giờ ngày 24-6). Tỉnh Nam Ðịnh bị ngập, thiệt hại 2.150 ha nuôi trồng hải sản phía ngoài đê; 100 lều coi ngao và ngao cám bị thiệt hại khoảng ba tỷ đồng; 1.158 m đê kè bị sạt lở. Tỉnh Thái Bình có 360 ha lúa bị ngập; 650 ha cây màu thiệt hại 20- 50%; 800 ha cây màu thiệt hại 10-20%; ngập, thiệt hại 2.483 ha đầm nuôi cá, cua, tôm; 2.100 ha đầm nuôi ngao, 58 bể sản xuất ngao giống; 35 chòi canh ngao; 297m đê kè bị hư hỏng. Tại Ninh Bình, ngập 1.733 ha lúa mới cấy, 75,5 ha mạ. Tại Hòa Bình, chính quyền, ban, ngành chức năng cùng người dân đang khẩn trương khắc phục khoảng 150 m3 đất đá bị sạt lở ở xóm 2 và ngập úng ở các xóm 1, 3, 4, 7, 8, xã Sủ Ngòi, TP Hòa Bình. Thành phố đã huy động máy xúc và phương tiện để nạo vét khơi sâu những điểm bị ùn tắc, mở rộng lòng kênh. Tại Hải Phòng, 510 m đê, kè bị sạt lở; 35 m đường giao thông bị ngập, hư hỏng. Hơn 3.000 người gồm lực lượng công an, bộ đội, dân quân tự vệ và cán bộ địa phương ở huyện Cát Hải và Ðồ Sơn tiếp tục khẩn trương tham gia khắc phục hậu quả cơn bão số 2. Tại Hà Nội, 2,5 m đê kè hư hỏng. Tỉnh Quảng Ninh có sáu nhà bị ngập, nước biển tràn qua 5.279 ha đầm nuôi thủy sản; 12 m đê, kè bị sạt lở, hư hỏng. Tại Nghệ An, có một nhà bị cuốn trôi, 7.100 m kênh bị hư hỏng, 5.070 m đường giao thông bị sạt lở, bốn cầu, cống bị thiệt hại; ngập 8.166 ha lúa; 565 ha rau màu; 385 ha thủy sản. Ðến hết ngày 24-6, đã tiêu úng ngập được 4.606 ha lúa; 170 ha rau màu; 132 ha thủy sản. Sáng 25-6 cơ bản đã tiêu hết ngập. Tại Hà Tĩnh, ngập 993 ha lúa hè thu; 331 ha hoa màu; 82 ha nuôi trồng thủy sản. Các địa phương tiếp tục khẩn trương triển khai công tác khắc phục hậu quả, ổn định đời sống, sản xuất của nhân dân và tiếp tục thống kê thiệt hại.
Theo Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam (EVN), các sự cố về điện do cơn bão số 2 gây ra đã được khắc phục. Hiện, hệ thống lưới điện 110 kV, 220 kV, 500 kV vận hành bình thường. Bão số 2 làm 52 lộ dây trung thế bị sự cố gồm: Hà Nội 5 lộ, Hải Phòng 5 lộ, Nghệ An 4 lộ, Thanh Hóa 6 lộ, Nam Ðịnh 7 lộ, Thái Bình 18 lộ, Quảng Ninh 7 lộ. Tính đến chiều 24-6, các sự cố lưới điện tại các vùng bị ảnh hưởng của bão số 2 đã cơ bản khắc phục xong. EVN tiếp tục chỉ đạo các đơn vị cung cấp đủ điện cho các trạm bơm tiêu úng tại các vùng bị ảnh hưởng của cơn bão số 2.
Xét đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý để UBND tỉnh Hà Nam chuyển mục đích sử dụng 89 ha đất lúa, tỉnh Nghệ An chuyển 6.462 m2 đất lúa thực hiện các dự án. Thủ tướng yêu cầu UBND hai tỉnh trên chỉ đạo thực hiện việc sử dụng lớp đất mặt và bù bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất do chuyển mục đích sử dụng nêu trên.
Tỉnh Quảng Ngãi quyết định hỗ trợ 15,4 tỷ đồng khắc phục hậu quả hạn hán và xâm nhập mặn vụ đông xuân 2012-2013. Kinh phí phân bổ cho 13 huyện gồm: Bình Sơn 1,2 tỷ đồng; các huyện Ðức Phổ, Mộ Ðức, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, Trà Bồng 1 tỷ đồng/huyện; Nghĩa Hành 850 triệu đồng; Ba Tơ, Sơn Hà mỗi huyện 700 triệu đồng; Minh Long 600 triệu đồng; Tây Trà 500 triệu đồng; Sơn Tây 450 triệu đồng; Lý Sơn 300 triệu đồng và Công ty TNHH MTV Khai thác CTTL 5 tỷ đồng. Tại Ninh Thuận, trong tháng 6, do mưa lớn cho nên lượng tích nước ở các hồ chứa được bổ sung. Qua đó, ngành đã điều chỉnh tăng thêm 2.247 ha trồng lúa và 1.576 ha cây màu khác, nâng tổng số diện tích sản xuất vụ hè thu trong toàn tỉnh lên 23.343 ha, trong đó cây lúa 12.867 ha, cây màu các loại 10.476 ha. Tỉnh Cà Mau tạm ứng vốn ngân sách địa phương gần 60 tỷ đồng xây dựng khẩn cấp công trình kè chống vỡ đê Biển Tây. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn vốn, cho nên trong mùa mưa bão năm nay, tỉnh ưu tiên đầu tư xây dựng 2 km kè ngầm tạo bãi ở các đoạn bờ biển đang bị sạt lở rất nghiêm trọng như vàm Giáo Bảy, các cửa biển Hương Mai, Sào Lưới…
Thu hơn 300 tỷ đồng từ dịch vụ rừng
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng đã đạt hơn 309 tỷ đồng, bằng 40% kế hoạch. Ðây là một trong những nguồn lực quan trọng được huy động từ những bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng để hỗ trợ cho các chủ rừng bảo vệ, phát triển rừng. Ðến nay, đã có 36 tỉnh có rừng trong cả nước tiến hành nguồn thu dịch vụ môi trường rừng, trong đó 29 tỉnh đã thành lập Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh để chủ trì triển khai chính sách và tiếp nhận tiền dịch vụ môi trường rừng.
Theo Nhandan
Ý kiến ()