OECD : Viện trợ phát triển giảm do khủng hoảng kinh tế
OECD: không nên lấy cuộc khủng hoảng làm cái cớ để giảm viện trợ phát triển (ảnh: internet) - Theo báo cáo hàng năm của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD, trong năm 2011, các quốc gia giàu có chỉ viện trợ phát triển 133,5 tỷ USD cho các quốc gia đang phát triển, giảm 2,7% so với năm 2010. Đây là lần suy giảm viện trợ phát triển lần đầu tiên kể từ năm 1997.Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do tình trạng thắt chặt ngân sách tại các quốc gia thành viên OECD bởi tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.Theo bản báo cáo, viện trợ phát triển giảm mạnh nhất từ các nước Áo, Bỉ, Hy Lạp, Nhật Bản và Tây Ban Nha.Trong khi đó, Thuỵ Điển tăng viện trợ phát triển lên 10,5% và Đức tăng lên 5,9%. Anh giảm nhẹ viện trợ 0,8% sau khi nước này đã chi viện trợ quá mức trong năm 2010.Hầu hết các quốc gia mà OECD phân loại là kém phát triển nhất đều ở khu vực hạ Sahara, châu Phi. Bên cạnh đó, cũng có một số quốc gia...
OECD: không nên lấy cuộc khủng hoảng làm cái cớ để giảm viện trợ phát triển (ảnh: internet) |
Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do tình trạng thắt chặt ngân sách tại các quốc gia thành viên OECD bởi tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Theo bản báo cáo, viện trợ phát triển giảm mạnh nhất từ các nước Áo, Bỉ, Hy Lạp, Nhật Bản và Tây Ban Nha.
Trong khi đó, Thuỵ Điển tăng viện trợ phát triển lên 10,5% và Đức tăng lên 5,9%. Anh giảm nhẹ viện trợ 0,8% sau khi nước này đã chi viện trợ quá mức trong năm 2010.
Hầu hết các quốc gia mà OECD phân loại là kém phát triển nhất đều ở khu vực hạ Sahara, châu Phi. Bên cạnh đó, cũng có một số quốc gia thuộc khu vực từ Bangladesh tới Haiti.
OECD chỉ rõ việc cắt giảm này diễn ra đúng thời điểm các nước kém phát triển rất cần các nguồn viện trợ, khi ngay bản thân nền kinh tế của họ cũng đang chịu tác động mạnh của cuộc khủng hoảng kinh tế. Người đứng đầu OECD Angel Gurria nói: “Viện trợ chỉ là một phần nhỏ của tổng số vốn được đưa vào các quốc gia có thu nhập thấp, nhưng thời điểm kinh tế khó khăn này cũng đồng nghĩa với việc đầu tư thấp hơn và xuất khẩu ít hơn”.
Vì thế theo bà Angel Gurria, “không nên lấy cuộc khủng hoảng làm cái cớ để giảm viện trợ phát triển”.
Tổ chức Oxfam ngay lập tức đã chỉ trích sự sụt giảm này, nói rằng việc này có thể cướp đi cuộc sống của nhiều người.
“Hàng nghìn người dân nghèo sẽ ra đi khi không có thuốc men cứu sống và thêm nhiều trẻ em sẽ phải rời bỏ trường học bởi việc cắt giảm viện trợ quốc tế lần đầu tiên từ năm 1997 này”, Oxfam lên tiếng trong một thông cáo.
Theo Nhandan
Ý kiến ()