Số đông các nước châu Mỹ công khai tuyên bố ủng hộ đề xuất của Cô-lôm-bi-a mời Cu-ba dự Hội nghị cấp cao Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS), tại Cô-lôm-bi-a vào tháng 4 tới. Hiện chỉ còn chính quyền Mỹ vẫn phản đối việc mời Cu-ba trở lại "gia đình OAS" với lý do Cu-ba "chưa hội tụ những điều kiện cần thiết" như theo quy định của OAS.Lấy lý do Cu-ba là nước xã hội chủ nghĩa, năm 1962, Mỹ đã vận động và ép các nước thành viên OAS "khai trừ" Cu-ba ra khỏi tổ chức này. Nay, tình hình đã khác. Có rất nhiều nước đã nhận ra sự phi lý và bản chất kế hoạch thù địch của Oa-sinh-tơn chống La Ha-ba-na. Họ nhận thấy vai trò cần thiết của Cu-ba trong phát triển mọi mặt của khu vực. Lãnh đạo nhiều nước thành viên OAS nêu rõ rằng, sự có mặt của Cu-ba tại tổ chức toàn châu lục là cần thiết và không còn lý do nào để Cu-ba ở ngoài tổ chức này.Trên thực tế, Hội nghị cấp cao OAS năm 2009 đã thông qua quyết định bãi bỏ nghị quyết...
Số đông các nước châu Mỹ công khai tuyên bố ủng hộ đề xuất của Cô-lôm-bi-a mời Cu-ba dự Hội nghị cấp cao Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS), tại Cô-lôm-bi-a vào tháng 4 tới. Hiện chỉ còn chính quyền Mỹ vẫn phản đối việc mời Cu-ba trở lại “gia đình OAS” với lý do Cu-ba “chưa hội tụ những điều kiện cần thiết” như theo quy định của OAS.
Lấy lý do Cu-ba là nước xã hội chủ nghĩa, năm 1962, Mỹ đã vận động và ép các nước thành viên OAS “khai trừ” Cu-ba ra khỏi tổ chức này. Nay, tình hình đã khác. Có rất nhiều nước đã nhận ra sự phi lý và bản chất kế hoạch thù địch của Oa-sinh-tơn chống La Ha-ba-na. Họ nhận thấy vai trò cần thiết của Cu-ba trong phát triển mọi mặt của khu vực. Lãnh đạo nhiều nước thành viên OAS nêu rõ rằng, sự có mặt của Cu-ba tại tổ chức toàn châu lục là cần thiết và không còn lý do nào để Cu-ba ở ngoài tổ chức này.
Trên thực tế, Hội nghị cấp cao OAS năm 2009 đã thông qua quyết định bãi bỏ nghị quyết khai trừ Cu-ba. Các nước Mỹ la-tinh chủ động liên kết với nhau, lập ra những tổ chức khu vực mới. Ngày 2-12-2011, 33 nước Nam Mỹ và vùng Ca-ri-bê thành lập Cộng đồng các quốc gia Mỹ la-tinh và Ca-ri-bê (CELAC), coi đây là OAS mới mà không có Mỹ. Tại hội nghị cấp cao Liên minh Bô-li-va cho châu Mỹ (ALBA) hồi tháng 2, Tổng thống Ê-cu-a-đo đã kêu gọi các nước thành viên ALBA tẩy chay Hội nghị OAS, nếu Cu-ba không được mời tham dự.
Chính sách thù địch và phi lý của Mỹ chống Cu-ba đang đẩy OAS tới nguy cơ tan vỡ.
Theo Nhandan
Ý kiến ()