OAS trong bất đồng và chia rẽ
Hội nghị cấp cao Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) lần thứ VI với chủ đề "Kết nối châu Mỹ: Đối tác vì sự thịnh vượng" kéo dài hai ngày 14 và 15-4, tại thành phố Các-ta-hê-na đề In-đi-át, Cô-lôm-bi-a đã kết thúc trong bất đồng, chia rẽ và không thể ra tuyên bố chung. Nguyên nhân là sự phản đối chính sách thù địch của Mỹ đối với Cu-ba.Phát biểu ý kiến bế mạc, Tổng thống nước chủ nhà H.Xan-tốt cho biết, các bất đồng trong OAS xuất phát từ chính sách thù địch của Mỹ chống Cu-ba. Việc hội nghị không thể đưa ra tuyên bố chung là một sự kiện chưa từng có của OAS, là sự phản kháng mạnh mẽ của các nước Mỹ la-tinh chống lại nhà cầm quyền Mỹ.Tiên liệu được sự bất đồng này, trước Hội nghị cấp cao OAS lần thứ VI, lãnh đạo nhiều nước Mỹ la-tinh, kể cả nước chủ nhà hội nghị đã cảnh báo việc Cu-ba không được mời tham dự sẽ gây chia rẽ và làm hội nghị này thất bại. Tuy nhiên, Mỹ đã phản đối mời Cu-ba dự Hội nghị cấp cao OAS vì...
Phát biểu ý kiến bế mạc, Tổng thống nước chủ nhà H.Xan-tốt cho biết, các bất đồng trong OAS xuất phát từ chính sách thù địch của Mỹ chống Cu-ba. Việc hội nghị không thể đưa ra tuyên bố chung là một sự kiện chưa từng có của OAS, là sự phản kháng mạnh mẽ của các nước Mỹ la-tinh chống lại nhà cầm quyền Mỹ.
Tiên liệu được sự bất đồng này, trước Hội nghị cấp cao OAS lần thứ VI, lãnh đạo nhiều nước Mỹ la-tinh, kể cả nước chủ nhà hội nghị đã cảnh báo việc Cu-ba không được mời tham dự sẽ gây chia rẽ và làm hội nghị này thất bại. Tuy nhiên, Mỹ đã phản đối mời Cu-ba dự Hội nghị cấp cao OAS vì cho rằng Cu-ba không đủ điều kiện tham dự do chưa đạt được các tiêu chí dân chủ của khu vực. Sau khi Chính phủ Cô-lôm-bi-a thông báo chính thức việc không thể mời Cu-ba dự hội nghị, nhiều nước Mỹ la-tinh, nhất là các nước thành viên Liên minh Bô-li-va cho châu Mỹ (ALBA), phản ứng mạnh mẽ. Tổng thống Ê-cu-a-đo R.Cô-rê-a không đến dự Hội nghị cấp cao ở Cô-lôm-bi-a để phản đối việc Cu-ba không được mời. Bộ trưởng Ngoại giao Pê-ru R.Rô-căng-li-ô-lô cho rằng, việc có nước cố tình muốn Cu-ba đứng ngoài bộc lộ sự mâu thuẫn giữa các nước châu Mỹ. Bộ trưởng Ngoại giao U-ru-goay L.An-ma-gô tuyên bố, việc Cu-ba một lần nữa bị loại khỏi Hội nghị cấp cao OAS là không thể chấp nhận được!
Vấn đề Cu-ba bùng lên, “nóng” hơn ngay lúc khai mạc Hội nghị OAS lần thứ VI, Tổng thống nước chủ nhà H.Xan-tốt trong diễn văn khai mạc đã công khai chỉ trích cuộc bao vây cấm vận của Mỹ chống Cu-ba là “lỗi thời” và cho rằng việc Cu-ba tiếp tục vắng mặt tại Hội nghị cấp cao OAS là điều “không thể chấp nhận được”. Nhà cầm quyền Mỹ đã đánh mất tín nhiệm của mình ở khu vực được coi là “sân sau” của mình. Nhớ lại Hội nghị cấp cao OAS lần thứ V ở Tri-ni-đát và Tô-ba-gô năm 2009, Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma đã từng cam kết sẽ tạo ra không khí “cởi mở và hợp tác”. Các nhà lãnh đạo Mỹ la-tinh đã hoan nghênh bài phát biểu của Tổng thống Ô-ba-ma tại Hội nghị cấp cao OAS lần thứ V, khi ông bày tỏ mong muốn bắt đầu “trang mới” trong quan hệ Mỹ – Mỹ la-tinh dựa trên cơ sở “đối tác bình đẳng, không có quan hệ đối tác cấp cao hay cấp thấp… và tôn trọng lẫn nhau, có cùng lợi ích vì giá trị chung”. Tổng thống Mỹ cam kết chính sách này sẽ được thực thi trong suốt thời gian ông cầm quyền. Ông Ô-ba-ma cũng bày tỏ sẵn sàng đối thoại với Cu-ba và cho biết đã nhìn thấy những dấu hiệu tích cực tiềm năng trong việc cải thiện quan hệ giữa Mỹ với Cu-ba và Vê-nê-xu-ê-la và Mỹ đang nghiên cứu, xem xét để có thể thúc đẩy cải thiện các mối quan hệ này tốt hơn. Tuy nhiên, hành động thực tế của Oa-sinh-tơn đã làm các nhà lãnh đạo Mỹ la-tinh hết sức thất vọng. Ba năm qua, chính sách của Mỹ đối với khu vực Mỹ la-tinh vẫn chưa có chuyển biến. Oa-sinh-tơn vẫn duy trì chính sách cấm vận phi lý chống Cu-ba, “lơ là” trong quan hệ với các nước Mỹ la-tinh. Tại hội nghị này, Tổng thống Xan-tốt đánh giá cao tiến trình cập nhật hóa mô hình kinh tế ở Cu-ba và những thay đổi tích cực hiện nay tại quốc đảo này và nhấn mạnh, Cu-ba đã tỏ rõ vai trò không thể thiếu trong sự nghiệp phát triển của các nước Mỹ la-tinh. Các nước châu Mỹ cần ủng hộ Cu-ba, đồng thời thúc giục OAS tăng cường quan hệ và hợp tác với Cu-ba.
Trên thực tế, những năm gần đây, các nước Mỹ la-tinh và vùng Ca-ri-bê đã thành lập nhiều tổ chức khu vực như ALBA, Cộng đồng các quốc gia Nam Mỹ (UNASUR), Cộng đồng các nước Mỹ la-tinh và Ca-ri-bê (CELAC). Xu thế tăng cường hợp tác, liên kết vì sự phát triển và thịnh vượng của khu vực đã mang lại những đổi thay ở Tây bán cầu. Ngay cả một số nước đồng minh của Mỹ cũng không thể ủng hộ thái độ thù địch chống Cu-ba. Tại Hội nghị cấp cao OAS lần này, Mỹ một lần nữa bị cô lập và việc các nước Mỹ la-tinh quyết định thành lập CELAC thay thế OAS là đúng đắn và hợp thời.
Theo Nhandan
Ý kiến ()