Ô tô lèn khách, giá vé tăng vọt
Từ ngày 15-2 (tức mùng 6 Tết Quý Tỵ) các bến xe khách đã đông trở lại. Bến xe Giáp Bát và Mỹ Đình, mỗi ngày đón chừng 20 đến 30 nghìn lượt khách. Trong hai ngày 16 và 17-2, số người đi xe còn tăng lên gấp gần hai lần.Lợi dụng tình trạng này, không ít chủ phương tiện đã “tích cực” lèn khách dọc đường cho dù xe xuất bến đã kín chỗ. Các nhà xe dùng ghế cứng ở cạnh ghế ngồi chính để chở khách. Nhiều chuyến xe đi Thanh Hoá, Vinh... chật cứng như nêm cối.Để đối phó với cơ quan quản lý là Cảnh sát giao thông hoặc Thanh tra giao thông, các chủ phương tiện thường kéo rèm che kín mỗi khi đi ngang qua trạm kiểm soát hoặc chạy chậm lùi phía sau xe tải để rồi khi ngang qua trạm kiểm soát thì vọt mất.Tuy nhiên, điều gây nhiều bức xúc cho người dân là các chủ phương tiện đã tùy tiện nâng giá cước một cách vô lý.Thứ nhất, việc vận chuyển hành khách trong dịp Tết là nhà xe đã có nguồn thu thoả đáng vì lượng khách đông,...
Từ ngày 15-2 (tức mùng 6 Tết Quý Tỵ) các bến xe khách đã đông trở lại. Bến xe Giáp Bát và Mỹ Đình, mỗi ngày đón chừng 20 đến 30 nghìn lượt khách. Trong hai ngày 16 và 17-2, số người đi xe còn tăng lên gấp gần hai lần.
Lợi dụng tình trạng này, không ít chủ phương tiện đã “tích cực” lèn khách dọc đường cho dù xe xuất bến đã kín chỗ. Các nhà xe dùng ghế cứng ở cạnh ghế ngồi chính để chở khách. Nhiều chuyến xe đi Thanh Hoá, Vinh… chật cứng như nêm cối.
Để đối phó với cơ quan quản lý là Cảnh sát giao thông hoặc Thanh tra giao thông, các chủ phương tiện thường kéo rèm che kín mỗi khi đi ngang qua trạm kiểm soát hoặc chạy chậm lùi phía sau xe tải để rồi khi ngang qua trạm kiểm soát thì vọt mất.
Tuy nhiên, điều gây nhiều bức xúc cho người dân là các chủ phương tiện đã tùy tiện nâng giá cước một cách vô lý.
Thứ nhất, việc vận chuyển hành khách trong dịp Tết là nhà xe đã có nguồn thu thoả đáng vì lượng khách đông, nếu mỗi chuyến xe chỉ cần người ngồi đủ số ghế thì chủ phương tiện cũng có thu nhập chừng 1/2 số tiền cước. Thứ hai, Nhà nước không tăng giá xăng dầu thậm chí phải dùng quỹ bình ổn giá xăng dầu để bù lỗ thì không có lý do gì phương tiện chuyên chở hành khách tăng giá cước trong dịp cuối năm.
Qua việc tăng giá cước vận chuyển hành khách cho thấy, vai trò của Ban quản lý các bến xe khách ở Hà Nội và các tỉnh quá mờ nhạt. Dường như Ban quản lý các bến xe chỉ đóng vai như một bãi gửi xe còn việc tăng giá cước vận chuyển ra sao thì do doanh nghiệp đệ trình lên rồi bến xe “y án”.
Nhiều người đặt câu hỏi: nếu bến xe không đồng ý với việc tăng giá của doanh nghiệp bằng cách không cho xe vào bến thì nhà xe có dám tăng giá không? Câu trả lời là không dám tăng bởi vì nếu không vào bến thì xe sẽ bị các lực lượng Cảnh sát giao thông hoặc đội trật tự địa phương phạt hay giữ xe 20 ngày thì thiệt hại còn lớn hơn nhiều so với tăng giá cước.
Ngay việc ra, vào bến xe Giáp Bát cũng nhiều chuyện muốn nói. Các xe Thanh Hoá, Nam Định, Thái Bình,… khi xuất bến không ra cổng ngay mà lừng chừng, bò từng mét từ trong bến ra ngoài cổng cũng mất khoảng nửa giờ mà chỉ có mấy chục mét. Mục tiêu là chờ thêm khách, cho nên nhiều tình trạng ùn ứ hàng chục xe ngay ở cổng là chuyện bình thường.
Mấy năm gần đây, phương tiện chuyên chở hành khách có một tiền lệ là cứ gần đến ngày Tết Nguyên đán thì tăng giá. Thậm chí như năm nay, các xe tăng giá cước tới 50% càng làm đời sống của nhân dân thêm khó khăn.
Chính vì thế, cần xác định rõ vai trò của Ban quản lý bến xe trong việc chống tăng giá cước vận tải và chở quá số người quy định cho từng loại xe. Có như vậy Ban quản lý bến xe mới thực sự là cơ quan được Nhà nước giao chức năng “quản lý” và điều hành xe khi ra, vào bến.
Theo Nhandan
Ý kiến ()