Nuôi trồng thủy sản: Hiệu quả từ chính sách trợ giá, trợ cước
LSO-Ngày 15/11/2004, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 43 về phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2004-2010, đây là một điểm nhấn đối với thủy sản Lạng Sơn. Để thực hiện có hiệu quả Chỉ thị, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 37 ngày 27/12/2007 về chính sách trợ cước vận chuyển, trợ giá giống thủy sản giai đoạn 2007-2010, cho đến nay, chính sách đã mang lại những hiệu quả rất thiết thực. Trại cá Bản Ngà đảm bảo cung ứng giống phục vụ cho nhân dân phát triển nuôi trồng thủy sảnHiện nay toàn tỉnh có 8.545 ha diện tích mặt nước, trong đó có khoảng 1.300 ha có khả năng nuôi trồng thủy sản. Trong khi đó, theo quy hoạch thủy lợi được UBND tỉnh phê duyệt năm 2005, thì đến năm 2020 diện tích mặt nước sẽ tăng thêm 500-700ha và có khoảng 200-300ha có thể đưa vào nuôi trồng thủy sản. Cùng với đó đầu năm 2006, UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch phát triển thủy điện của tỉnh, theo tính toán, khi hoàn thành các công trình này, Lạng Sơn sẽ có thêm 1.200-1.250ha...
LSO-Ngày 15/11/2004, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 43 về phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2004-2010, đây là một điểm nhấn đối với thủy sản Lạng Sơn. Để thực hiện có hiệu quả Chỉ thị, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 37 ngày 27/12/2007 về chính sách trợ cước vận chuyển, trợ giá giống thủy sản giai đoạn 2007-2010, cho đến nay, chính sách đã mang lại những hiệu quả rất thiết thực.
Tuy tổng số tiền thực hiện chính sách không nhiều, chỉ ở mức 1 tỉ đồng mỗi năm, nhưng chính sách đã tạo ra một “cú hích” đủ mạnh để thủy sản Lạng Sơn có những bước phát triển nhanh chóng. Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng lên rõ rệt, từ 950 ha năm 2009 đến 1.000 ha năm 2010; năng suất từ 1 tấn/ha, tăng lên 1,2 tấn/ha. Trong vòng 2 năm trở lại đây, toàn tỉnh có 2.505 hộ nuôi trồng thủy sản của 81 xã trên địa bàn 9 huyện, thành phố được hưởng lợi từ chính sách. Tổng số cá được trợ giá là trên 4 triệu con với kinh phí trên 2,3 tỉ đồng, trong đó phần đối ứng của nhân dân là 631 triệu đồng. Tổng trọng lượng được hỗ trợ cước vận chuyển trên 400 tấn với kinh phí hơn 136 triệu đồng. Trong quá trình thực hiện chính sách, các mô hình khuyến ngư đã hình thành và hoạt động rất có hiệu quả như xã Vạn Thủy, Bắc Sơn; Na Dương, Lộc Bình; Quảng Lạc, thành phố; Liên Sơn, Chi Lăng…Cùng với đó là sự ra đời của các hợp tác xã nghề cá như Hợp tác xã Quan Bản; Tam Hoa; Hợp Thịnh; Tân Việt…đánh dấu bước phát triển mới của nuôi trồng thủy sản. Một thông tin rất đáng mừng là hiện nay chính sách đã được UBND tỉnh đồng ý tiếp tục thực hiện, điều này mang lại lợi ích kép, một mặt hỗ trợ một phần cho nông dân để phát triển thủy sản, mặt khác, quan trọng hơn là chính sách đã tạo sự đồng thuận từ nhân dân, từ đó hình thành phong trào nuôi trồng thủy sản ở các địa phương, từng bước đưa thủy sản Lạng Sơn phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có.
Vũ Lê Minh
Ý kiến ()