LSO-Với mức giá luôn cao hơn thịt lợn nhà, lợn rừng có giá bán dao động từ 150.000 đồng/kg đến 180.000 đồng/kg thịt hơi. Hơn nữa thị trường đang có nhu cầu lớn về con giống lợn rừng, cũng như lợn rừng thương phẩm. Nên nuôi lợn rừng đang là nghề rất hấp dẫn mà hiện nay trên địa bàn Lạng Sơn những hộ nuôi loài vật này vẫn còn khá khiêm tốn.Đến thăm mô hình chăn nuôi lợn rừng của hộ chị Triệu Thị Sơn, ở thôn Mai Thành, xã Mai Pha, thành phố Lạng Sơn, trong khu vực chăn nuôi được khoanh lại với diện tích hơn 1 ha, chưa kể phần đất đồi kế tiếp bên trên là rừng thông tái sinh đang vươn mình sau nhưng cơn mưa đầu vụ - một không gian thật lý tưởng đối với loài vật nuôi này. Chị Sơn cho biết, chị bắt đầu “ khởi nghiệp” chăn nuôi từ khi nghỉ chế độ năm 2007, đầu tiên là nuôi thỏ, gà ta rồi gà Hơ mông. Nghề chăn nuôi tuy vất vả nhưng đã cho chị niềm đam mê. Vì vậy sau một thời gian tham quan học hỏi...
LSO-Với mức giá luôn cao hơn thịt lợn nhà, lợn rừng có giá bán dao động từ 150.000 đồng/kg đến 180.000 đồng/kg thịt hơi. Hơn nữa thị trường đang có nhu cầu lớn về con giống lợn rừng, cũng như lợn rừng thương phẩm. Nên nuôi lợn rừng đang là nghề rất hấp dẫn mà hiện nay trên địa bàn Lạng Sơn những hộ nuôi loài vật này vẫn còn khá khiêm tốn.
|
Đến thăm mô hình chăn nuôi lợn rừng của hộ chị Triệu Thị Sơn, ở thôn Mai Thành, xã Mai Pha, thành phố Lạng Sơn, trong khu vực chăn nuôi được khoanh lại với diện tích hơn 1 ha, chưa kể phần đất đồi kế tiếp bên trên là rừng thông tái sinh đang vươn mình sau nhưng cơn mưa đầu vụ – một không gian thật lý tưởng đối với loài vật nuôi này. Chị Sơn cho biết, chị bắt đầu “ khởi nghiệp” chăn nuôi từ khi nghỉ chế độ năm 2007, đầu tiên là nuôi thỏ, gà ta rồi gà Hơ mông. Nghề chăn nuôi tuy vất vả nhưng đã cho chị niềm đam mê. Vì vậy sau một thời gian tham quan học hỏi về nghề nuôi lợn rừng, năm 2010 gia đình chị đã đầu tư trang trại để phát triển chăn nuôi. Ban đầu mua 10 con nái với 2 con đực giống lợn rừng hậu bị thuần chủng có nguồn gốc từ Thái Lan. Sau một thời gian nuôi thử nghiệm thấy giống lợn rừng thích nghi với điều kiện hiện có của gia đình, nên đàn lợi ngày một phát triển. Đến nay tổng đàn đã nhân lên được hơn 100 con, trong đó có 20 con nái cơ bản và 10 con nái hậu bị, còn lại là lợn con và lợn choai. Do chu kỳ sinh sản của lợn rừng mẹ từ 7 – 8 tháng tuổi là có thể phối giống thành công, mang thai 124 ngày, mỗi lứa đẻ từ 8 đến 10 con, sau 2 tháng tách sữa con lợn mẹ lại có thể phối giống cho lứa sau, nên năm nay gia đình chị có thể cung ứng được khoảng 300 con lợn giống, chủ yếu cung cấp giống cho các hộ chăn nuôi ở các huyện trong tỉnh. Riêng loại lợn con có sọc dưa, khách hàng đặt mua ngay từ khi lợn còn nhỏ, không đủ con giống để bán, với giá từ 280.000 đồng đến 300.000 đồng/kg. Ngoài ra, những con không đủ tiêu chuẩn để làm giống thì bán lợn thịt.
Với kiến thức và kinh nghiệm thực tế trong chăn nuôi của gia đình mình, chị Sơn chia sẻ: Nuôi lợn rừng không khó, do đặc tính của chúng thích sống ở môi trường tự nhiên, chuồng trại cũng chỉ cần đơn giản. Việc xây hay ngăn chuồng chỉ phục vụ cho lợn nái lúc đẻ, chúng chủ yếu ngủ ngoài trời nên đầu tư xây chuồng trại chi phí không lớn, có thể tận dụng các loại tre gỗ, ngói xi măng để làm lán cho chúng ở. Khi đẻ chỉ cần lót ổ bằng các cây cỏ mềm như rơm rạ, trấu… Lợn mẹ nuôi dưỡng và chăm sóc con rất khéo nên người chăn nuôi chủ yếu là chuẩn bị đủ nguồn thức ăn cho chúng. Bởi lợn rừng là loài ăn tạp và ham ăn, nên cũng dễ nuôi, đến 80 % thực đơn chỉ là rau, củ, quả, cỏ, phụ phẩm nông nghiệp rẻ tiền, dễ kiếm và không cần nấu. Người nuôi chỉ phải đầu tư ít thức ăn tinh như cám ngô, cám gạo chiếm khoảng 20% trong khẩu phần ăn. Lợn rừng có sức đề kháng rất tốt, thỉnh thoảng chỉ thấy mắc bệnh ngoài da và rối loạn tiêu hóa đơn giản, do đó chi phí về thú y là không đáng kể. Lợn rừng phối giống tự nhiên mà hiệu quả, nên thuận lợi cho việc sinh sản của đàn lợn nái. Bên cạnh đó có thể khai thác thịt ngay từ 6 tháng tuổi với trọng lượng 30 kg, nuôi với khoảng thời gian trên một năm có thể đạt tới 60 kg.
Thịt lợn rừng vốn thơm ngon, ít mỡ, không ngấy, da dầy và giòn ngậy rất hấp dẫn, hiện vẫn đang được coi là món hàng đặc sản, sức cạnh tranh với thịt lợn nhà rất cao. Vì vậy nuôi lợn rừng đang là nghề chăn nuôi mới nhiều hứa hẹn. Với mô hình chăn nuôi như hiện nay, gia đình chị Sơn đã cung ứng một lượng con giống và nguồn thực phẩm đáng kể ra thị trường, thu về nguồn lợi không nhỏ từ chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình.
Thúy Đội
Ý kiến ()