Nước tại các sông ở Nam Bộ đang lên
* Sâu ong gây hại 210 ha rừng trồng ở Bắc Cạn* Hơn 240 nghìn ha đất rừng bị lấn chiếm trái phépTheo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, khối không khí lạnh suy yếu dần khiến nền nhiệt các tỉnh phía bắc tạm tăng lên.Tuy nhiên, do có mưa rải rác gặp nền nhiệt thấp, cho nên ở nhiều địa phương, trong đó có Hà Nội, diễn ra tình trạng sương mù lúc sáng sớm. Trong hai đến ba ngày tới, khối không khí lạnh chi phối thời, tiết các địa phương, các tỉnh phía bắc tiếp tục suy yếu, do đó nền nhiệt sẽ tăng dần; rét đậm tại các địa phương diễn ra chủ yếu về đêm và sáng. Khoảng đầu tuần sau (ngày 16 và 17-12), sẽ có thêm một đợt không khí lạnh tăng cường về các tỉnh phía bắc.Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư còn cho biết: Mực nước sông Cửu Long đang lên. Mực nước cao nhất sáng 13-12, trên sông Tiền tại Mỹ Tho: 1,63 m (trên BĐ3: 0,03 m); tại Mỹ Thuận: 1,63 m (trên BĐ1: 0,03 m); trên sông Hậu tại Long...
* Sâu ong gây hại 210 ha rừng trồng ở Bắc Cạn
* Hơn 240 nghìn ha đất rừng bị lấn chiếm trái phép
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng – Thủy văn T.Ư, khối không khí lạnh suy yếu dần khiến nền nhiệt các tỉnh phía bắc tạm tăng lên.
Tuy nhiên, do có mưa rải rác gặp nền nhiệt thấp, cho nên ở nhiều địa phương, trong đó có Hà Nội, diễn ra tình trạng sương mù lúc sáng sớm. Trong hai đến ba ngày tới, khối không khí lạnh chi phối thời, tiết các địa phương, các tỉnh phía bắc tiếp tục suy yếu, do đó nền nhiệt sẽ tăng dần; rét đậm tại các địa phương diễn ra chủ yếu về đêm và sáng. Khoảng đầu tuần sau (ngày 16 và 17-12), sẽ có thêm một đợt không khí lạnh tăng cường về các tỉnh phía bắc.
Trung tâm dự báo Khí tượng – Thủy văn T.Ư còn cho biết: Mực nước sông Cửu Long đang lên. Mực nước cao nhất sáng 13-12, trên sông Tiền tại Mỹ Tho: 1,63 m (trên BĐ3: 0,03 m); tại Mỹ Thuận: 1,63 m (trên BĐ1: 0,03 m); trên sông Hậu tại Long Xuyên: 1,91 m (trên BĐ1: 0,01 m); trên sông Sài Gòn tại Phú An là 1,57 m (trên BĐ3: 0,07 m). Dự báo, trong 2-3 ngày tới, mực nước sông Cửu Long tiếp tục lên sau đó biến đổi theo triều. Đến ngày 17-12, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu và Châu Đốc ở mức 1,90 m; tại các trạm chính vùng hạ nguồn ở mức BĐ1-BĐ2, có nơi trên BĐ2.
UBND huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Cạn) cho biết, gần đây, sâu ong xuất hiện với mật độ dày đặc trên diện tích 210 ha rừng mỡ một, hai năm tuổi. Sâu ong ăn lá, chồi non dẫn đến chết cây, đã làm gần 100 ha rừng ở các xã Rã Bản, Nghĩa Tá, Phương Viên, Bình Trung có nguy cơ xóa sổ. Huyện đang tích cực phối hợp Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh mở các lớp tập huấn kỹ thuật diệt trừ sâu ong cho người dân ở tất cả các xã, cung cấp đầy đủ thuốc bảo vệ thực vật, tăng cường cán bộ chuyên môn xuống cơ sở để hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp diệt trừ sâu ong, bảo vệ rừng trồng.
Vụ xuân năm 2013, mặc dù tỉnh Thái Bình đã có chủ trương chỉ đạo các địa phương gieo cấy 100% diện tích mạ xuân bằng giống lúa ngắn ngày với phương thức gieo mạ non trên nền đất cứng, thời vụ gieo cấy tập trung trong tháng 2-2013, tuy nhiên, nông dân một số địa phương trong tỉnh không tuân thủ lịch thời vụ , vẫn tự ý gieo mạ xuân sớm bằng giống lúa dài ngày (chủ yếu bằng giống Xi 23, VN10) năng suất thấp. Tỉnh đã có công điện yêu cầu các địa phương tập trung chỉ đạo sâu sát, tránh chủ quan trong sản xuất nông nghiệp vụ xuân 2013; đồng thời yêu cầu ngành nông nghiệp tăng cường cán bộ kỹ thuật xuống cơ sở phối hợp các huyện, thành phố hướng dẫn, kiểm tra và chấn chỉnh các địa phương thực hiện không đúng chủ trương, chỉ đạo của tỉnh đề ra.
Ngày 13-12, tại Hội nghị tổng kết về quản lý, sử dụng đất trong các nông lâm trường quốc doanh, báo cáo của các bộ, ngành liên quan cho thấy, hiện có tới hơn 240 nghìn ha đất rừng của 185 nông, lâm trường bị lấn chiếm trái phép, 11 nghìn ha khác đang có tranh chấp trong khi hiện vẫn còn hơn 315 nghìn ha đất bị bỏ hoang hóa. Nguyên nhân là các công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng không quản lý được diện tích đất rừng, việc rà soát quỹ đất chỉ được thực hiện trên sổ sách mà không qua đo đạc thực tế. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời gian tới, cần mạnh dạn xem xét giải thể các nông, lâm trường hoạt động không hiệu quả, hoặc quản lý yếu kém; thu hồi, xử lý đối với những diện tích đất nông, lâm trường để hoang hóa, sử dụng không đúng mục đích; kiên quyết không thực hiện đền bù đối với công trình nhà cửa, dịch vụ… Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các công ty nông, lâm nghiệp cần được hoàn thành dứt điểm vào năm 2015.
Theo Nhandan
Ý kiến ()