Nước lũ tàn phá miền Nam Ukraine sau vụ vỡ đập Kakhovka
Sự cố vỡ đập Kakhovka dọc sông Dnipro, Ukraine hôm 6/6 đang đe dọa đến cuộc sống của nhiều người dân trong khu vực, cũng như ảnh hưởng nặng nề đến hệ sinh thái.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã gọi đây là “thảm họa nhân đạo, kinh tế và sinh thái”, theo hãng tin AP. Trong khi đó, Nga và Ukraine đang cáo buộc lẫn nhau phá hủy con đập trong cái mà cả hai đều gọi là “hành động khủng bố”.
Theo Space.com, các vệ tinh đã thu được hình ảnh gây sốc về sự tàn phá của vụ vỡ đập, trong đó cho thấy mức độ lũ lụt và thiệt hại lớn.
Hình ảnh do vệ tinh Planet SkySat chụp cho thấy nước tràn qua đập Kakhovka ở miền nam Ukraine vào ngày 6 tháng 6 năm 2023. (Nguồn: Planet)
Theo các quan chức Ukraine, một loạt các vệ tinh thuộc sở hữu của cả tư nhân và chính phủ cũng đã quan sát cảnh tượng từ quỹ đạo Trái đất, giúp ghi lại các trận lũ lụt đã khiến hơn 1.000 người phải sơ tán.
Vụ vỡ đập diễn ra vào thời điểm quan trọng trong cuộc chiến Nga – Ukraine. Quân đội Ukraine hiện đang tiến hành một cuộc phản công lớn đối với các khu vực Nga kiểm soát. Đập Kakhovka có thể được sử dụng như một cửa khẩu cho các lực lượng Ukraine hoạt động trong khu vực và việc phá hủy đập có thể làm phức tạp các nỗ lực của Ukraine trong hoạt động phản công.
Hãng thông tấn AP đưa tin hiện nước lũ có thể cuốn trôi mìn vào những khu vực chưa xác định, gây ra thảm họa nhân đạo cho dân thường.
Con đập cũng được sử dụng để cung cấp nước làm mát cho nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia đang bị bao vây ở thượng nguồn. Chưa biết vụ vỡ đập có thể ảnh hưởng như thế nào đến sự an toàn của nhà máy.
Nhà văn hóa khu vực bị ngập sau vụ vỡ đập ngày 6/6. (Ảnh: Reuters)
Người dân Kherson lội trong nước ngập đến đầu gối. Truyền thông ước tính có khoảng 80 khu dân cư với hàng nghìn người dân có thể bị ảnh hưởng bởi vụ vỡ đập.
Các đơn vị cứu hộ đưa người dân đi di tản ngay trong ngày.
Tuy ngập lụt, một số người dân chia sẻ họ đã “quen” với những điều đột ngột như thế này kể từ khi chiến sự bắt đầu.
Hiện chưa rõ nguyên nhân sự cố hay mức độ ảnh hưởng lớn nhất nó có thể gây ra cho các khu vực xung quanh, trong đó có nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.
Nhiều khu vực đã bị tàn phá hoàn toàn. Hôm 7/6, hội đồng châu Âu cho biết sẽ họp bàn về sự cố và có thể gửi cứu trợ đến khu vực.
Từ đầu cuộc chiến, nhiều người dân tại Ukraine đã phải di tản khỏi nơi ở của mình.
Khu vực gần sông với nhiều nhà container nhìn từ trên cao.
Cận cảnh khoảnh khắc một đoạn trên đập bị vỡ, nước tràn vào khu vực.
Nguồn:https://vtc.vn/nuoc-lu-tan-pha-mien-nam-ukraine-sau-vu-vo-dap-kakhovka-ar798087.html
Ý kiến ()