Nước biển dâng 1m, Việt Nam sẽ tổn thất 10% GDP
Thống đốc Nguyễn Văn Giàu - Trong khuôn khổ Hội nghị thường niên ADB lần thứ 44 tổ chức tại Việt Nam, ngày 04/5/2011 tại Hội nghị "Châu Á năm 2050" Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu đã có bài phát biểu với tiêu đề “Duy trì tăng trưởng Châu Á – Thách thức và Cơ hội”. Theo ông Giàu, Châu Á không thể phát triển bằng mọi giá mà cần chú trọng tới bền vững và hơn bao giờ hết là thân thiện với môi trường. Trong khuôn khổ Hội nghị thường niên ADB lần thứ 44 tổ chức tại Việt Nam, ngày 04/5/2011 tại Hội nghị "Châu Á năm 2050" Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu đã có bài phát biểu với tiêu đề “Duy trì tăng trưởng Châu Á – Thách thức và Cơ hội” Nối liền khoảng cách: Đẩy mạnh Sử dụng Vốn Tư nhân để Đầu tư Cơ sở hạ tầng. Trong bài phát biểu của mình, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu tập trung trao đổi về hai đặc điểm phổ biến mà Châu Á cần tiếp tục phát huy trong tương lai.Thứ nhất là những chính sách phù...
|
– Trong khuôn khổ Hội nghị thường niên ADB lần thứ 44 tổ chức tại Việt Nam, ngày 04/5/2011 tại Hội nghị “Châu Á năm 2050” Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu đã có bài phát biểu với tiêu đề “Duy trì tăng trưởng Châu Á – Thách thức và Cơ hội”. Theo ông Giàu, Châu Á không thể phát triển bằng mọi giá mà cần chú trọng tới bền vững và hơn bao giờ hết là thân thiện với môi trường.
Trong khuôn khổ Hội nghị thường niên ADB lần thứ 44 tổ chức tại Việt Nam, ngày 04/5/2011 tại Hội nghị “Châu Á năm 2050” Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu đã có bài phát biểu với tiêu đề “Duy trì tăng trưởng Châu Á – Thách thức và Cơ hội” Nối liền khoảng cách: Đẩy mạnh Sử dụng Vốn Tư nhân để Đầu tư Cơ sở hạ tầng.
Trong bài phát biểu của mình, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu tập trung trao đổi về hai đặc điểm phổ biến mà Châu Á cần tiếp tục phát huy trong tương lai.Thứ nhất là những chính sách phù hợp và cam kết mạnh mẽ của Chính phủ vào mục tiêu cao nhất là phát triển kinh tế. Tuy nhiên, theo ông Giàu, Châu Á không thể phát triển bằng mọi giá mà cần chú trọng tới bền vững và hơn bao giờ hết là thân thiện với môi trường.
Châu Á là nguồn cung lương thực quan trọng của thế giới và cả 5 nước bị tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu đều ở Châu Á, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Việt Nam và Nhật Bản. Vì vậy, tác động của biến đổi khí hậu có nhiều khả năng đe dọa an ninh lương thực toàn cầu và gây ra các thảm họa nhân đạo và tình trạng bất ổn đi kèm.
Ông Giàu cũng bổ sung, Việt Nam là một trong hai nước đang phát triển có khả năng bị tác động nặng nề nhất thế giới do biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng. Theo tính toán, nếu nước biển dâng 1m sẽ có 10% dân số Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10%.
“Chúng ta cần hành động ngay để tránh phải trả giá nhiều hơn trong tương lai vì sự phát triển bền vững trong một môi trường trong lành, thân thiện. Ở cấp độ hợp tác khu vực, tôi kêu gọi có sự chung tay cùng nhau giải quyết vấn đề này, trong đó ADB cần đóng vai trò quan trọng hơn nữa trong việc thực hiện các sáng kiến nhằm giảm nhẹ và giải quyết tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, phòng ngừa những thảm họa kinh tế và nhân đạo có thể xảy ra trong tương lai…”, ông Giàu phát biểu.
Thứ hai là mở cửa thương mại quốc tế của Châu Á đóng vai trò then chốt đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế, mở ra những thị trường mới và tạo động lực cho tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả đầu tư, sản xuất, phân bổ hiệu quả các nguồn lực quốc gia.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng toàn cầu vừa qua cho thấy, độ mở nền kinh tế càng lớn càng bị tác động mạnh bởi khủng hoảng thông qua các kênh thương mại, đầu tư. Bên cạnh đó Việt Nam còn quá phụ thuộc vào thị trường bên ngoài sẽ khiến nền kinh tế trong nước dễ bị tổn thương hơn trong một môi trường kinh tế toàn cầu có nhiều biến động khó lường.
Cũng theo bài phát biểu này, hiện nay, chủ nghĩa khu vực có xu hướng nổi lên như là sự thay thế cho toàn cầu hóa trong bối cảnh Vòng đàm phán Doha vẫn bế tắc, việc di chuyển các nguồn lực có nhiều khó khăn. Điều này mang lại nhiều thách thức cho hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa. Trong bối cảnh đó, mô hình thành công của châu Á bị nghi ngờ có thể tiếp tục trong tương lai.
“Tôi tin rằng quá trình toàn cầu hóa là xu hướng không thể bị đảo ngược, chỉ bị chậm lại trong từng thời điểm, từng lĩnh vực cụ thể và tham gia tích cực vào quá trình này sẽ giúp chúng ta tiếp tục phát triển. Tôi cũng ủng hộ đa dạng hóa trong hội nhập quốc tế để giảm thiểu những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa trong đó liên kết khu vực là ưu tiên cần thúc đẩy”, ông Giàu nhận định.
Kết quả nghiên cứu của ADB cho thấy trong các kịch bản phát triển khác nhau của Châu Á, Việt nam – một nền kinh tế có độ mở với thương mại hai chiều lên tới 150% GDP vào năm 2010 – gắn bó chặt chẽ và được hưởng lợi nhiều từ sự trỗi dậy và triển vọng phát triển của Châu Á. Điều này khẳng định chủ trương, định hướng đúng đắn của Việt Nam trong việc tích cực, chủ động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.
Cũng trong bài phát biểu của mình, Thống đốc Giàu đã nêu rõ, châu Á nằm trong khu vực Châu Á–Thái Bình Dương năng động, còn nhiều tiềm năng phát triển với các lợi thế như quy mô dân số lớn, trẻ, nền kinh tế phát triển năng động, sáng tạo, có sức bật tốt. “ Với tiềm năng đó, cộng với những nỗ lực cải cách, chính sách và định hướng phát triển đúng đắn, tôi tin tưởng rằng châu Á hoàn toàn có thể tiếp tục duy trì được tốc độ phát triển cao, bền vững, thậm chí có thể ấn tượng hơn những gì đã đạt được trong 40 năm qua, và trở thành một trong những đầu tầu kinh tế quan trọng của thế giới vào năm 2050”, Thống đốc nói.
Theo Vnmedia.vn
Ý kiến ()