Nữ doanh nhân Hân SEA: Thủ đoạn nhưng không xảo trá
Nói chuyện với giọng nhanh, mạnh, tự tin đúng chất “dân nhà nghề”, nhưng chị lại rất thật qua những câu trả lời về nghề của mình, về chính cuộc sống làm vợ, làm mẹ của của một người phụ nữ làm kinh doanh, và về thực tế là chị chỉ có bè mà không có bạn thân... Đó là những tâm sự rất thật của nữ doanh nhân Hân SEA.- Với tư cách là một nữ doanh nhân, tiền với chị có ý nghĩa gì?Rất cần thiết, không thể nào không có! Hầu như lúc nào tôi cũng quan tâm tới tiền vì tôi là người kinh doanh mà. Nhưng không phải vì tiền mà tôi bất chấp tất cả. - Vậy chị cạnh tranh bằng cách nào?Chắc chắn thương trường cũng như chiến trường, rất khốc liệt, nên kinh doanh thì phải có thủ đoạn rồi, nhưng không phải là xảo trá, vô đạo đức mà bao giờ làm việc tôi cũng phải đặt chữ tâm trên đầu. Không hại ai, không lường gạt ai, tức là kiếm được đồng tiền mà ngủ ngon sau đó – như thế đối với tôi là được rồi.Nữ doanh nhân Hân...
Nói chuyện với giọng nhanh, mạnh, tự tin đúng chất “dân nhà nghề”, nhưng chị lại rất thật qua những câu trả lời về nghề của mình, về chính cuộc sống làm vợ, làm mẹ của của một người phụ nữ làm kinh doanh, và về thực tế là chị chỉ có bè mà không có bạn thân… Đó là những tâm sự rất thật của nữ doanh nhân Hân SEA.
– Với tư cách là một nữ doanh nhân, tiền với chị có ý nghĩa gì?
Rất cần thiết, không thể nào không có! Hầu như lúc nào tôi cũng quan tâm tới tiền vì tôi là người kinh doanh mà. Nhưng không phải vì tiền mà tôi bất chấp tất cả.
– Vậy chị cạnh tranh bằng cách nào?
Chắc chắn thương trường cũng như chiến trường, rất khốc liệt, nên kinh doanh thì phải có thủ đoạn rồi, nhưng không phải là xảo trá, vô đạo đức mà bao giờ làm việc tôi cũng phải đặt chữ tâm trên đầu. Không hại ai, không lường gạt ai, tức là kiếm được đồng tiền mà ngủ ngon sau đó – như thế đối với tôi là được rồi.
Nữ doanh nhân Hân Sea
– Có tình huống nào mà tiền không thể “kéo” được chị vào?
Đó là những việc mạo hiểm, dính tới pháp luật hoặc đồng tiền kiếm được không đáng công sức mình bỏ ra. Dĩ nhiên cũng có ngoại lệ, khi đó là đam mê hay một cái nghiệp mà mình phải mang. Còn nếu là đầu tư cái này, cái kia để kiếm chút chút thì tôi không làm.
– Chị thấy mình sinh ra có phải là để làm nghề này?
Gia đình tôi vốn có gốc là bán vải, mà từ vải đến sản xuất và kinh doanh quần áo gần lắm. Sở dĩ tôi chuyển qua kinh doanh quần áo vì nghĩ rằng càng ngày thì nhu cầu ăn mặc càng nhiều, và càng đa dạng. Ngoài ra, tôi thấy số người đi mua vải về tự may mặc hoặc mang về bán lẻ ít hơn và lượng mua cũng ít hơn rất nhiều so với các tổ hợp, công ty, mà các cơ sở lớn họ thường tìm nhập hàng tận gốc để giảm chi phí.
– Nhiều người lấy hàng Trung Quốc về gắn nhãn của mình, chị có làm vậy không?
Không, vì nó không đạt chất lượng như mình muốn và “đụng” thị trường, như thế thì chúng tôi sẽ không bao giờ tạo dựng được thương hiệu riêng. Hơn nữa, Trung Quốc đâu có làm một kiểu bán riêng cho mình, mà nó làm ra nhiều ngàn cái và bán cho nhiều người.
Nếu SEA trưng một cái áo giống hệt như loại bán ở ngoài chợ An Đông thì làm sao mà bán được? Vì thế, chúng tôi quyết đầu tư vào chất lượng, cho dù kiểu dáng có i chang nhau nhưng chất lượng thì khác biệt. Ngay cả các mẫu mã của SEA cũng có thể bị sao chép nhưng chất lượng họ làm không thể bằng của mình được.
– Nhưng theo tôi được biết là SEA cũng nhập vải từ Trung Quốc mà?
Có chứ, nhưng loại nào mà giặt ra màu là chúng tôi không mua hoặc nếu khách phản ánh hàng ra màu là tôi dẹp luôn cả lô đó chứ không bán nữa. Ngoài ra, vải mua về chúng tôi đều xử lý kỹ, và từng đường may, mũi kim của mình cũng tốt hơn, còn hàng Trung Quốc nó may “sống”, nên nhiều khi chỉ mặc một nước là đổ lông, bị rút.
– Hỏi thật là việc kinh doanh của chị có bị ảnh hưởng bởi hàng Trung Quốc?
Rất nhiều! Có thể nói hàng may mặc Trung Quốc đè bẹp hàng nội địa của mình, cứ tưởng tượng giá nhiều loại nó bán chỉ bằng một phần ba hàng của mình nên sức ép lớn lắm. Nhưng chúng tôi tự tin với những gì mình đã chọn làm và thực tế là lượng khách hàng đến với SEA ngày càng tăng.
– Chị thường tìm hiểu nhu cầu của khách hàng bằng cách nào?
Chúng tôi đoán nhu cầu này dựa trên mức độ bán hàng thực tế ở các shop. Đầu tiên, chúng tôi sản xuất số lượng vừa phải, nếu bán chạy thì sản xuất tiếp. Có mã sản phẩm khách hàng ưa chuộng nên tái sản xuất nhiều lần, kéo dài năm này qua năm nọ, nhiều lúc sản xuất không đủ bán.
Lúc mới làm thì chưa có cách định hướng như vậy, mà chỉ làm những loại hàng thông thường (casual), nhưng sau đó hai ba năm thì tôi nhận ra được xu hướng teen – tức là loại sản phẩm có chất liệu, kiểu dáng thiết kế năng động, màu sắc, cá tính được giới trẻ chấp nhận và thích. Từ đó, tôi định hướng SEA theo hẳn hướng này luôn đến giờ.
– Lợi thế trong kinh doanh hàng may mặc này của chị là gì?
Là dân bán vải qua làm hàng quần áo, nên tôi biết rõ chất liệu vải, chỉ cần nhìn và sờ vào là tôi có thể biết loại vải nào tốt, loại nào dở. Không phải ai làm nghề này cũng biết được như tôi nên đó là một lợi thế lớn. Ví dụ: chất liệu jean tôi chỉ cần nhìn sớ vải là biết được lên đồ có đẹp hay không, loại nào wash là sớ nó sẽ nổi lên.
Nhiều khi chỉ cần quan sát sớ vải mà các thương hiệu nổi tiếng thế giới nó dùng và mình đi mua đúng loại đó, như thế giảm được rất nhiều rủi ro. Việc rành về chất liệu vải đã đảm bảo cho mình phần thắng tới 50% rồi, vì dù hàng mình chưa đẹp xuất sắc nhưng chất lượng tốt, bền thì đảm bảo mình sẽ có chỗ đứng trên thị trường.
– Khi đi nước ngoài chị có quan sát và thấy thái độ bán hàng của nhân viên ở đó? Nó có gì khác ở ta?
Có chứ, tôi cũng hay để ý. Tôi thích ở điểm là họ có ý thức trách nhiệm cao hơn nhân viên của mình nhiều. Thấy mình cần đồ mà hàng trưng không có size vừa hay màu phù hợp là nó lục kho móc ra bằng được, hoặc gọi qua shop khác tìm cho mình. Còn ở đây, nếu không thấy nhiều khi nó bảo hết rồi, khỏi tìm; thấy khó một tí là bỏ qua liền.
Thái độ này không chỉ có ở nhân viên bán hàng may mặc, mà tôi thấy hiện diện trong hầu hết các lĩnh vực khác ở Việt Nam. Nên việc quản lý chống mất cắp thì làm được, chứ bán hàng có trách nhiệm hay không, doanh số bán cao hay thấp thì hầu như không quản lý được, chỉ mong đợi là mình sống với họ bằng cái tâm thì họ cũng sẽ có tâm hơn đối với công việc mà họ nhận đồng lương của mình.
– Quá trình xây dựng thương hiệu chị có bao giờ bị lỗ?
Từ khi thương hiệu SEA ra đời, phần lớn sản phẩm được khách hàng chấp nhận, nên chúng tôi chưa năm nào bị lỗ cả. Có lẽ do ơn trên phù hộ. (cười)
– Làm nghề này chị hay bị căng thẳng?
Cực kỳ căng thẳng, bị xì-trét hàng ngày, nhất là những lúc hàng bán không ra, nhân viên quậy, nghỉ việc, đình công,… đặc biệt là những tháng Tết.
– Xin cảm ơn chị về những chia sẻ thú vị.
Theo Vnmedia.vn
Ý kiến ()