Quân giặc chiếm được thành Thăng Long, nhưng không tìm đâu ra bóng người và lương thảo. Chỉ sau 9 ngày đóng quân giữa một kinh thành vắng lặng, chiến lược đánh nhanh thắng nhanh, cướp lương thảo nuôi quân (lấy chiến tranh nuôi chiến tranh) của quân xâm lược bị phá sản. Thời cơ phản công đã đến, ngày 29 tháng 1 năm 1258, quân ta từ Thiên mạc ngược sông Hồng tiến lên mở một cuộc tiến công quyết liệt vào quân địch ở Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng phía bắc cầu Long Biên bây giờ). Quân địch bị đánh bật ra khỏi kinh thành Thăng Long, chúng phải theo đường sông Hồng tháo chạy về phía Tây Bắc. Nhưng mới chạy đến vùng Quy Hóa thì quân dân địa phương, dưới sự chỉ huy của người anh hùng dân tộc thiểu số Hà Bổng, Hà Khuất mai phục sẵn, chặn đánh tơi bời. Bị tổn thất nặng nề, địch hoảng sợ chạy tháo thân về Vân Nam, tàn quân chỉ còn lại không được năm ngàn người, kết thúc oanh liệt cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ nhất.
LSO-Trong số hàng ngàn học trò của thầy nổi lên ba gương mặt xuất sắc đó là: Trần Thị Liên Hoa, Lý Lâm Thạch và Trương Tự Cường. Lý Lâm Thạch sinh năm Kỷ Mão (1219) hơn Liên Hoa một tuổi. Trương Tự Cường sinh năm Quý Mùi (1223) kém Liên Hoa ba tuổi.
Cả ba trò yêu của thầy đều thông minh, học giỏi, văn võ song toàn không ai sánh kịp. Riêng Trần Thị Liên Hoa không chỉ có thế, không những thông kinh thư, lịch sử, địa lý mà thầy Quế Hiên và các bạn còn phát hiện ở chị thông tuệ khác thường, luận giải được cả sự biến thiên luân chuyển của đất trời trước sự kinh ngạc của mọi người. Bởi vậy thày đặt cho Liên Hoa một biệt danh là “Đô Thiên Chu Tri” (Nghĩa là thấu hiểu được cả việc trên trời).
Ba người trò cưng của đại sĩ lớn lên trong hoàn cảnh đất nước rối ren, nội tình phức tạp, Triều Lý suy vong, Triều Trần lên nắm quyền trị vì đất nước, nhưng thời kỳ đầu chưa thể dẹp yên được nạn giặc giã, cướp bóc nổi lên ở khắp nơi, bọn tham quan ở địa phương lại ra sức hà hiếp, bóc lột dân lành, khiến dân tình lâm vào cảnh đói rét lầm than, lòng dân phẫn uất.
|
Dốc Sài Hồ tuyến đường chính Quốc lộ 1A cũ nối Xứ Lạng với các tỉnh miền xuôi – Ảnh: T.L |
Trước tình cảnh đó, ba người bàn nhau đứng lên lo việc lớn cứu giúp dân lành ra khỏi cảnh nước sôi lửa bỏng. Được thầy Quế Hiên đại sĩ và các bô lão trong vùng ủng hộ, cổ vũ, Lý Lâm Thạch được tôn làm chủ tướng, Trương Tự Cường làm phó tướng. Chủ và phó tướng đồng lòng tôn Trần Thị Liên Hoa làm Đô Thiên tham tán tướng quân. Tuổi trẻ, tài cao, chí lớn, ba vị bí mật tuyển mộ binh sĩ, lập doanh trại, kho lương, đấu trường luyện quân trong rừng sâu trong sự đóng góp, bảo vệ của nhân dân, được tin các vị vì nghĩa cả, trai tráng tụ nghĩa ngày một đông, lực lượng lên tới hàng ngàn người, được huấn đạo, luyện tập võ nghệ tinh thông. Khi lực lượng đã đủ sức lực, tài lực, mùa xuân năm Kỷ Hợi (1239), ba vị dẫn quân đánh tan phủ lỵ Tràng Khánh, sàn bằng doanh trại Ôn Châu, chém đầu hai tên tham quan ô lại tàn ác là Lê Quang Châu và Trần Viết Khải đem lại cuộc sống yên bình cho nhân dân. Thanh thế và tiếng thơm của ba vị lan tỏa cả vùng núi rừng phía Bắc.
Hơn bảy trăm năm trước, rừng nguyên sinh đại ngàn còn phủ dày trên đất Việt Bắc, lưu lượng nước sông Thương còn rộng mênh mang và sâu thăm thẳm. Theo kế hoạch của Đô Thiên tham tán tướng quân Trần Thị Liên Hoa, Lý Lâm Thạch và Trương Tự Cường thống nhất phương án luyện binh sĩ không chỉ giỏi chiến đấu trên bộ với bộ binh, kỵ binh, tượng binh mà phải giỏi chiến đấu dưới nước. Đội thủy quân với các chiến thuyền độc mộc tinh nhuệ ra đời, len lỏi tác chiến thuần thục trên sông, suối. Tầm nhìn xa quả là hữu ích sau này.
Đầu năm Đinh Tỵ (1257) họa ngoại xâm đã rình rập trên biên giới phía Bắc nước ta. Đế quốc Mông Cổ, một đế chế hùng mạnh nhất thời bấy giờ đã phủ bóng đen trên khắp bầu trời từ Á sang Âu, vó ngựa của chúng đã tung hoành ngang dọc, đánh đâu thắng đó, gây bao thương đau cho các dân tộc. Tướng giỏi là Ngột – Lương – Hợp – Thai chỉ với ba vạn kỵ binh đã đánh chiếm được nước Đại Lý (Vân Nam – Trung Quốc) chỉ trong một tuần lễ đã nhận được lệnh đánh chiếm Đại Việt, lấy Đại Việt làm địa bàn từ phía Nam đánh chiếm nhà Tống. Thành – Cát – Tư – Hãn đã cử sứ giả sang dụ vua Trần đầu hàng. Biết danh tiếng của ba vị anh hùng trẻ tuổi ở đất Ôn Châu – Hà Khuất và Hà Bổng là trại chủ của Trại Quy Hóa (Tuyên Quang) đã vượt núi cao, rừng sâu sang thăm Lý Lâm Thạch, Trần Thị Liên Hoa và Trương Tự Cường.
Sau khi đàm đạo, nắm rõ tình hình, nguy cơ đất nước. Ba vị nhất trí dẫn quân sang Trại Quy Hóa cùng phò vua giúp nước. Hà Khuất, Hà Bổng cùng ba vị xuống phòng tuyến ngã ba sông Bạch Hạc yết kiến vua Trần Thái Tông đang đích thân trực tiếp chỉ huy tại đó. Vua đã từng nghe Hà Khuất, Hà Bổng tấu trình về ba vị anh hùng trẻ tuổi, nay trực tiếp thấy ba người tướng mạo đường hoàng, khí phách hiên ngang bèn phong cho Liên Hoa là Đô Thiên tham tán nhung vụ tướng quân. Lâm Thạch là Thiên Cương Thạch lãnh tướng quân. Tự Cường là Đương diệc anh dũng tướng quân, được cầm quân chiến đấu dưới sự chỉ huy trực tiếp của Lê Tần (Lê Phụ Trần).
Chờ đợi không thấy đoàn sứ giả trở về (thực ra vua Trần đã tống giam đoàn sứ giả hung hăng hỗn xược). Đầu năm 1258 Ngột – Lương – Hợp – Thai đem ba vạn quân theo lưu vực sông Hồng tiến vào xâm lược nước ta. Ngày 17 tháng 1 năm 1258 địch đã tiến đến phòng tuyến Bạch Hạc (Bình lệ nguyên) bao vây với âm mưu tiên diệt quân chủ lực của ta. Sau một trận quyết chiến, theo mưu kế của Lê Phụ Trần quân ta rút lui về cầu Phù Lỗ, phá sập cầu, lập phòng tuyến phía nam sông Cà Lồ để bảo vệ vua, chặn bước tiến như vũ bão của quân địch. Dựa vào ưu thế binh lực, quân địch lại vượt sông tấn công ta, Liên Hoa, Lâm Thạch, Tự Cường chiến đấu anh dũng, tả xung, hữu đột được tướng Lê Phụ Trần tuyên công tại trận. Nhằm bảo toàn lực lượng, Trần Thái Tông ra lệnh rút về Thăng Long rồi triều đình tạm thời rút khỏi kinh thành, theo dòng sông Hồng về đóng quân vùng Thiên Mạc (Khoái Châu, Hưng Yên).
Quân giặc chiếm được thành Thăng Long, nhưng không tìm đâu ra bóng người và lương thảo. Chỉ sau 9 ngày đóng quân giữa một kinh thành vắng lặng, chiến lược đánh nhanh thắng nhanh, cướp lương thảo nuôi quân (lấy chiến tranh nuôi chiến tranh) của quân xâm lược bị phá sản. Thời cơ phản công đã đến, ngày 29 tháng 1 năm 1258, quân ta từ Thiên mạc ngược sông Hồng tiến lên mở một cuộc tiến công quyết liệt vào quân địch ở Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng phía bắc cầu Long Biên bây giờ). Quân địch bị đánh bật ra khỏi kinh thành Thăng Long, chúng phải theo đường sông Hồng tháo chạy về phía Tây Bắc. Nhưng mới chạy đến vùng Quy Hóa thì quân dân địa phương, dưới sự chỉ huy của người anh hùng dân tộc thiểu số Hà Bổng, Hà Khuất mai phục sẵn, chặn đánh tơi bời. Bị tổn thất nặng nề, địch hoảng sợ chạy tháo thân về Vân Nam, tàn quân chỉ còn lại không được năm ngàn người, kết thúc oanh liệt cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ nhất.
(Còn nữa)
Nguyễn Trường Thanh
Ý kiến ()