NSF tẩy chay đối thoại dân tộc về bầu cử ở Ai Cập
Theo AFP, tối 26-2, tại Ai Cập, Tổng thống M.Mo-xi đã chủ trì cuộc đối thoại dân tộc với sự tham gia của đại diện các phong trào chính trị và các đảng phái ở nước này, thảo luận các biện pháp nhằm bảo đảm tiến hành cuộc bầu cử QH vào ngày 22-4 tới diễn ra một cách minh bạch.Tuy nhiên, Mặt trận Cứu quốc (NSF), khối đối lập chính ở Ai Cập, đã tẩy chay cuộc đối thoại, đồng thời tuyên bố không tham gia cuộc bầu cử QH sắp tới. Ông X.A-sua, một nhà lãnh đạo của NSF nêu rõ: "Không thể có cuộc bầu cử công bằng khi thiếu luật bầu cử bảo đảm tính minh bạch của quá trình bầu cử, cũng như thiếu sự độc lập thật sự của ngành tư pháp". Tại cuộc đối thoại, đại diện các đảng phái nhấn mạnh, việc tham gia tích cực của các lực lượng chính trị và đông đảo cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử QH sắp tới sẽ là sự bảo đảm thật sự cho tính minh bạch và trọn vẹn của cuộc bầu cử quan trọng này. Các đảng phái đã...
Tuy nhiên, Mặt trận Cứu quốc (NSF), khối đối lập chính ở Ai Cập, đã tẩy chay cuộc đối thoại, đồng thời tuyên bố không tham gia cuộc bầu cử QH sắp tới. Ông X.A-sua, một nhà lãnh đạo của NSF nêu rõ: “Không thể có cuộc bầu cử công bằng khi thiếu luật bầu cử bảo đảm tính minh bạch của quá trình bầu cử, cũng như thiếu sự độc lập thật sự của ngành tư pháp”.
Tại cuộc đối thoại, đại diện các đảng phái nhấn mạnh, việc tham gia tích cực của các lực lượng chính trị và đông đảo cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử QH sắp tới sẽ là sự bảo đảm thật sự cho tính minh bạch và trọn vẹn của cuộc bầu cử quan trọng này. Các đảng phái đã đưa ra một số đề nghị, trong đó có việc thành lập ủy ban chung chịu trách nhiệm phối hợp hoạt động giữa các chính đảng và Ủy ban Bầu cử Tối cao (HEC), rút ngắn tiến trình bầu cử từ bốn giai đoạn xuống còn ba giai đoạn, thành lập một cơ quan chung chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ tiến trình bầu cử…
* Ngày 26-2, tại Béc-lin, Đức, diễn ra cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ G.Ke-ri và người đồng cấp Nga X.La-vrốp với chủ đề chính là thúc đẩy việc giải quyết cuộc khủng hoảng biến thành nội chiến đẫm máu ở Xy-ri. Hai bên đã thảo luận các phương án thực thi Thỏa thuận Giơ-ne-vơ vốn được “Nhóm hành động” trong đó có Nga và Mỹ thông qua hồi tháng 6-2012. Phát biểu ý kiến sau cuộc hội đàm, Bộ trưởng Ngoại giao Nga X.La-vrốp cho biết, cả Mát-xcơ-va và Oa-sinh-tơn đều nhất trí không chấp nhận tình trạng bạo lực đẫm máu đang diễn ra ở Xy-ri. Ông La-vrốp khẳng định: “Không ai có thể giải quyết vấn đề thay người Xy-ri” và để thực hiện điều này, các phe phái ở Xy-ri cần ngồi vào bàn thương lượng.
* Ngày 26-2, các nguồn tin phương Tây đưa tin chính quyền của Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma lần đầu xem xét hỗ trợ trực tiếp cho phiến quân thuộc tổ chức “Quân đội Xy-ri Tự do” nhằm gia tăng sức ép buộc Tổng thống An Át-xát từ chức. Theo TTXVN, một số nguồn tin cho biết, quyết định sẽ được đưa ra khi Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ G.Ke-ri tham dự một hội nghị quốc tế về Xy-ri tại Rô-ma (I-ta-li-a) vào hôm nay (28-2). Trong khi đó, lực lượng chống đối ở Xy-ri cho biết họ đã nhận được vũ khí hiện đại “của các nước bảo trợ”. Số vũ khí này được chuyển tới Xy-ri qua Thổ Nhĩ Kỳ.
* Ngày 26-2, tại TP An-ma-tưi của Ca-dắc-xtan, diễn ra cuộc họp giữa Nhóm P5 1 (gồm các nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ cùng với Đức) và I-ran, thảo luận về việc ngừng chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tê-hê-ran. Trong cuộc đàm phán, Nhóm P5 1 và EU đã đưa ra đề xuất sẽ nới lỏng một số biện pháp trừng phạt kinh tế đối với I-ran. Đáp lại, ông M.Mô-ham-ma-đi, một thành viên trong đoàn đàm phán I-ran cho biết, Tê-hê-ran sẵn sàng đưa ra một đề nghị nhằm giải quyết tình trạng bế tắc nhiều năm qua và nêu rõ, quan điểm của I-ran cho rằng trước hết phương Tây phải từ bỏ những yêu sách quá đáng, trong đó có việc đòi đóng cửa ngay lập tức cơ sở hạt nhân ngầm Pho-đâu ở nước này.
* Ngày 26-2, LHQ bày tỏ lo ngại sau khi một quả rốc-két bắn từ dải Ga-da vào miền nam I-xra-en cùng ngày, vi phạm lệnh ngừng bắn được tuân thủ lâu nhất giữa hai bên trong những năm gần đây. Một nhóm các tay súng Pa-le-xtin đã thừa nhận thực hiện vụ bắn rốc-két này nhằm trả đũa việc tù nhân Pa-le-xtin A.Gia-ra-đát chết trong nhà tù của I-xra-en hôm 23-2. Điều phối viên đặc biệt của LHQ về tiến trình hòa bình Trung Đông R.Xe-ri nhấn mạnh vụ bắn rốc-két nói trên là hành động “hoàn toàn không thể chấp nhận”, đồng thời bày tỏ “chia buồn và lo ngại sâu sắc” về cái chết của tù nhân Pa-le-xtin và tái khẳng định lập trường của Tổng Thư ký Ban Ki Mun là “cần tôn trọng tuyệt đối các nghĩa vụ quốc tế về quyền con người đối với tất cả tù nhân Pa-le-xtin bị I-xra-en giam giữ”.
Theo Nhandan
Ý kiến ()