LSO-Tuy sản xuất nông lâm nghiệp chỉ chiếm 4,34% trong tổng GDP của thành phố, nhưng đây vẫn luôn là một trong những ngành kinh tế quan trọng được địa phương quan tâm chỉ đạo. Một đặc thù rất riêng của thành phố là diện tích đất sản xuất không nhiều, nhưng lại đang tiếp tục bị thu hẹp bởi đô thị hóa.Công ty giống Lâm nghiệp Đông Bắc phát triển một số loại giống cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao cung cấp cho nông dânTrong điều kiện đó, các cấp, các ngành trên địa bàn đã quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đa dạng hóa cây trồng. Đồng thời với đó, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất như hệ thống thủy lợi, giao thông nông thôn…một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, mặt khác đưa các dịch vụ và thị trường tiêu thụ nông sản đến gần hơn với người nông dân. Hướng đi đó đã đưa nông nghiệp thành phố có sự phát triển nhanh theo chiều sâu.Do tốc độ đô thị hóa...
LSO-Tuy sản xuất nông lâm nghiệp chỉ chiếm 4,34% trong tổng GDP của thành phố, nhưng đây vẫn luôn là một trong những ngành kinh tế quan trọng được địa phương quan tâm chỉ đạo. Một đặc thù rất riêng của thành phố là diện tích đất sản xuất không nhiều, nhưng lại đang tiếp tục bị thu hẹp bởi đô thị hóa.
|
Công ty giống Lâm nghiệp Đông Bắc phát triển một số loại giống cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao cung cấp cho nông dân |
Trong điều kiện đó, các cấp, các ngành trên địa bàn đã quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đa dạng hóa cây trồng. Đồng thời với đó, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất như hệ thống thủy lợi, giao thông nông thôn…một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, mặt khác đưa các dịch vụ và thị trường tiêu thụ nông sản đến gần hơn với người nông dân. Hướng đi đó đã đưa nông nghiệp thành phố có sự phát triển nhanh theo chiều sâu.
Do tốc độ đô thị hóa nhanh, quỹ đất cho nông nghiệp của thành phố giảm dần theo từng năm, theo con số thống kê, tổng diện tích gieo trồng của thành phố năm 2010 giảm 443 ha so với năm 2001. Tuy nhiên với tầm nhìn chiến lược, thành phố đã lường trước được thực trạng này, chính vì vậy, sản xuất lương thực vẫn đảm bảo ổn định. Diện tích bị thu hẹp, nhưng với giống mới, kỹ thuật mới, tổng sản lượng lương thực của địa phương vẫn đạt trên 5,7 nghìn tấn/năm, đảm bảo an ninh lương thực, giúp ổn định ở khu vực nông thôn trên địa bàn. Cơ cấu sản xuất được chuyển dịch theo nhu cầu của thị trường. Tư duy sản xuất của người nông dân từ chỗ cung cấp những gì mình có chuyển sang sản xuất những gì thị trường cần. Đặc biệt trong đó, thành phố chú trọng vào phát triển rau màu hàng hóa, tổng diện tích tăng từ 323,8ha năm 2001 lên 391,8ha năm 2010, trong khi đó năng suất cũng không ngừng tăng lên, đến nay là 147,52 tạ/ha, tăng 6,37% so với 10 năm trước đó và sản lượng đã đạt đến 5.780 tấn. Rau màu đã và đang là loại nông sản chủ lực của nông nghiệp thành phố. Các mô hình trồng rau an toàn phát triển nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đến nay diện tích trồng rau an toàn của thành phố đã ở vào khoảng 10 ha, tập trung chủ yếu ở xã Mai Pha; theo kế hoạch, rau an toàn sẽ tiếp tục phát triển rộng ra phía Quảng Lạc với diện tích lên tới hàng chục ha.
Do diện tích đất sản xuất không nhiều, nên đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi là một trong những hướng đi được chú trọng. Trung bình từ năm 2001 đến nay, ngành chăn nuôi của thành phố tăng trưởng bình quân 7,9%/năm, giá trị ngành chăn nuôi theo giá cố định đạt 26,54 tỷ đồng, tăng tới 135% so với năm 2001, nâng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp lên 42%, đồng thời giảm tỷ trọng của ngành trồng trọt xuống còn 51%. Các mô hình chăn nuôi tập trung, kinh tế trang trại theo hướng sản xuất hàng hóa đã hình thành và phát triển. Hiện tại trên địa bàn có 5 mô hình chăn nuôi gia súc gia cầm tập trung, hoạt động có hiệu quả và đang tiếp tục được nhân rộng. Các loại vật nuôi ngày càng phong phú, có giá trị kinh tế cao như nhím sinh sản, gà H’Mông, gà Ai cập…
Đối với công tác phát triển rừng, UBND thành phố đã tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác trồng mới, khoanh nuôi, chăm sóc, bảo vệ rừng, đồng thời phát động phong trào trồng cây nhân dân. Trong 10 năm qua, nhân dân trên địa bàn đã đưa nhiều loại cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, trồng mới được 695,7ha, nâng độ che phủ của rừng lên 47,6%. Đây vừa là “lá phổi xanh” đồng thời cũng là hướng mũi nhọn để phát triển kinh tế nông nghiệp của thành phố. Bà Lê Thị Thanh Nhàn, Giám đốc Sở NN&PTNT đã từng phát biểu: Nông nghiệp trên địa bàn thành phố không chỉ có ý nghĩa là nông nghiệp phát triển nông thôn, mà nó phải là nông nghiệp phát triển đô thị. Với những hướng đi có tầm nhìn xa và sự định hướng chiến lược, những người ít đất sản xuất đã và đang tiến đến một nền nông nghiệp phát triển theo chiều sâu và có giá trị kinh tế cao, ở đó mỗi tấc đất thực sự là tấc vàng.
Vũ Như Phong
Ý kiến ()