LSO-Những năm qua, được sự quan tâm của các bộ, ngành Trung ương, sự chỉ đạo sát sao của tỉnh, sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành chức năng, các huyện, thành phố, sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng của đội ngũ cán bộ ngành nông nghiệp (NN) và toàn thể nhân dân các dân tộc trong tỉnh, sự nghiệp phát triển NN và nông thôn (NT) Lạng Sơn đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế chung toàn tỉnh, giữ vững an ninh, ổn định chính trị trên địa bàn. Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuấtTheo thống kê của ngành chức năng, trong giai đoạn 2000-2010, tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản Lạng Sơn đạt 4,5%/năm, gấp 1,17 lần mức tăng trưởng chung của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản cả nước. Trong đó, NN đạt 5,11%/năm, lâm nghiệp đạt 2,56% và thủy sản đạt 6,86%/năm. Nền NN tiếp tục phát triển với nhịp độ khá cao theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. An ninh lương thực...
LSO-Những năm qua, được sự quan tâm của các bộ, ngành Trung ương, sự chỉ đạo sát sao của tỉnh, sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành chức năng, các huyện, thành phố, sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng của đội ngũ cán bộ ngành nông nghiệp (NN) và toàn thể nhân dân các dân tộc trong tỉnh, sự nghiệp phát triển NN và nông thôn (NT) Lạng Sơn đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế chung toàn tỉnh, giữ vững an ninh, ổn định chính trị trên địa bàn.
|
Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất |
Theo thống kê của ngành chức năng, trong giai đoạn 2000-2010, tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản Lạng Sơn đạt 4,5%/năm, gấp 1,17 lần mức tăng trưởng chung của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản cả nước. Trong đó, NN đạt 5,11%/năm, lâm nghiệp đạt 2,56% và thủy sản đạt 6,86%/năm. Nền NN tiếp tục phát triển với nhịp độ khá cao theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. An ninh lương thực được đảm bảo. Một số lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng khá là cây thực phẩm, cây ăn quả, thạch đen, ngô, dịch vụ sản xuất NN. Cơ cấu kinh tế NN đã chuyển dịch theo hướng tích cực là tăng giá trị sản xuất chăn nuôi, dịch vụ, các loại sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Đã hình thành các vùng sản xuất tập trung, vùng sản xuất hàng hóa, vùng cây đặc sản. Những mô hình canh tác hợp lý, hiệu quả được đưa vào sản xuất, cùng với những tiến bộ kỹ thuật, các dự án đầu tư cho thủy lợi…đã góp phần tăng diện tích canh tác, diện tích gieo trồng, tăng vụ, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai của địa phương. Việc đưa rộng rãi các giống lúa lai, lúa thuần, ngô lai vào gieo trồng đã góp phần tăng nhanh sản lượng lương thực, thực phẩm của tỉnh. Công nghiệp chế biến tiếp tục phát triển, góp phần thúc đẩy CNH-HĐH nông nghiệp NT. Cơ cấu nội ngành NN có sự chuyển dịch tích cực, cây trồng, mùa vụ chuyển dịch khá rõ nét theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Kinh tế NT đang từng bước phát triển, đa dạng hóa ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ NN góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân. Việc đẩy mạnh cơ giới hóa, điện khí hóa được tăng cường ở các khâu làm đất, chế biến, vận chuyển, góp phần nâng cao năng suất lao động, giải phóng sức lao động của người nông dân. Các hình thức tổ chức sản xuất ở NT tiếp tục được đổi mới, kinh tế hộ phát triển, hình thành một số trang trại và hình thức liên kết, liên doanh giữa nông dân với cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy sản xuất hàng hóa.
Kết cấu hạ tầng KT-XH NT được quan tâm đầu tư khá đồng bộ, nhất là thủy lợi, giao thông, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất. Hệ thống chính trị cơ sở ở NT được tăng cường, vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng được nâng cao, dân chủ cơ sở được phát huy, an ninh, trật tự được giữ vững. Bộ mặt NT đã có nhiều đổi mới, chất lượng cuộc sống của nhân dân từng bước được cải thiện, góp phần thực hiện có hiệu quả công cuộc giảm nghèo của địa phương.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, NN, nông dân và NT Lạng Sơn giai đoạn 2000-2010 cũng còn một số hạn chế cần khắc phục nhằm phát triển toàn diện nền nông, lâm nghiệp, chuyển dịch cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế NT theo hướng CNH-HĐH gắn với xây dựng NT mới như: sản lượng hàng hóa NN còn thấp nên việc tổ chức bao tiêu sản phẩm ổn định cho bà con chưa được các đơn vị trong và ngoài tỉnh quan tâm; kết cấu hạ tầng NT tuy đã được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung và cơ cấu kinh tế NN còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển của nền kinh tế; việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất NN tuy đã thu được những kết quả nhất định, song nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế; là tỉnh NN, dân số NT chiếm trên 80%, đa số các hộ ở NT có thu nhập chính từ NN, các loại ngành nghề và dịch vụ khu vực NT chưa phát triển, lao động thiếu việc làm nên thu nhập của người nông dân còn rất thấp…
Đức Anh
Ý kiến ()