LSO-Xã An Hùng, huyện Văn Lãng đang từng ngày đổi mới, từ kinh tế đồi rừng, gieo trồng lúa, ngô đến chăn nuôi đều có những bước phát triển đáng kể. Đó là nhờ người dân biết ứng dụng khoa học kĩ thuật, đưa giống mới vào sản xuất, làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là phát huy hiệu quả nguồn vốn vay trong đầu tư phát triển sản xuất. Nguồn vốn đã thực sự giúp các hộ dân có cơ hội vươn lên phát triển kinh tế, từng bước nâng cao đời sống trong những năm qua.Nông dân xã An Hùng chăm sóc vườn câyCách trung tâm thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng không xa, đường giao thông đi lại khá thuận lợi, xã An Hùng đã có những điều kiện tốt để phát triển kinh tế, xã hội. Cùng với tận dụng những điều kiện về đất đai, thủy lợi, vốn... người dân lại cần cù, chịu khó khắc phục mọi khó khăn, nên trong vài năm nay An Hùng không ngừng đổi mới. Đến xã, đường làng, ngõ xóm đã được bê tông hóa sạch sẽ, nhiều ngôi nhà được xây cất...
LSO-Xã An Hùng, huyện Văn Lãng đang từng ngày đổi mới, từ kinh tế đồi rừng, gieo trồng lúa, ngô đến chăn nuôi đều có những bước phát triển đáng kể. Đó là nhờ người dân biết ứng dụng khoa học kĩ thuật, đưa giống mới vào sản xuất, làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là phát huy hiệu quả nguồn vốn vay trong đầu tư phát triển sản xuất. Nguồn vốn đã thực sự giúp các hộ dân có cơ hội vươn lên phát triển kinh tế, từng bước nâng cao đời sống trong những năm qua.
|
Nông dân xã An Hùng chăm sóc vườn cây |
Cách trung tâm thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng không xa, đường giao thông đi lại khá thuận lợi, xã An Hùng đã có những điều kiện tốt để phát triển kinh tế, xã hội. Cùng với tận dụng những điều kiện về đất đai, thủy lợi, vốn… người dân lại cần cù, chịu khó khắc phục mọi khó khăn, nên trong vài năm nay An Hùng không ngừng đổi mới. Đến xã, đường làng, ngõ xóm đã được bê tông hóa sạch sẽ, nhiều ngôi nhà được xây cất khang trang, vườn rau, cây quả, chuồng trại chăn nuôi đều tươm tất. Đời sống người dân được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm theo tiêu chí mới còn 43 hộ/235 hộ dân toàn xã… Một trong những điều kiện để thúc đẩy kinh tế xã là nguồn vốn được vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Ông Lương Quý Đôn, Chủ tịch Hội nông dân xã, một trong hai tổ chức hội tín chấp vốn nhiều nhất cho hội viên phát triển sản xuất cho biết: Được trang bị kiến thức về ứng dụng kĩ thuật, giống mới cho năng suất, sản lượng cao, đời sống của người nông dân đã bớt phần vất vả. Với những đồng vốn được vay ưu đãi, người dân càng có điều kiện hơn để biến những ước mơ làm kinh tế của mình thành hiện thực. Là tổ chức gần gũi với người dân, Hội đã luôn tạo điều kiện, động viên nông dân mạnh dạn vay vốn đầu tư phát triển kinh tế, hàng năm, Hội tín chấp hàng trăm triệu đồng cho nông dân mở rộng sản xuất kinh doanh. Thời gian đầu, các hội viên vay vốn chương trình hộ nghèo, chỉ vay từ 3 đến 5 triệu đồng, đến nay, có kinh nghiệm, có vốn tích lũy, người dân đã mạnh dạn vay vốn chương trình sản xuất kinh doanh để mở rộng quy mô chuồng trại chăn nuôi, tăng diện tích rừng trồng, cây ăn quả… Tổng dư nợ toàn xã trên 2 tỷ đồng, trong đó riêng Hội nông dân tín chấp 1.010 triệu đồng, nhiều hộ vay đến 30 triệu đồng như: hộ Dương Văn Tuế, Bế Thị Thiều ở thôn Bản Lếch vay để phát triển rừng; Lương Văn Duy, thôn Hu Trong trồng cây mai, cây cảnh Tùng La Hán… Có vốn, người dân chủ động và năng động tìm giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế gắn với nhu cầu thị trường. Trong 2 năm nay, nhân dân xã tập trung vốn cho trồng cây mai và chăn nuôi lợn. Cây mai dễ trồng, được giá và thị trường ổn định, có lái buôn đến tận nhà để thu mua. Từ cây trồng này đã góp phần tăng thu nhập cho các hộ dân nên hiện nay, hầu hết các hộ trồng cây mai làm kinh tế. Bên cạnh đó, chăn nuôi lợn đã trở thành phong trào, là nguồn thu nhập chính đối với nhiều hộ gia đình. Ông Lương Văn Chiên, thôn Hu Ngoài, hộ có thu nhập khá từ chăn nuôi lợn tâm sự: Gia đình ông chăn nuôi lợn từ nhiều năm nay, song mới bắt đầu tập trung nuôi có quy mô từ năm 2008. Hàng năm, đàn lợn cứ tăng dần lên, đến nay đàn có gần hai chục con gồm cả lợn thịt, lợn nái mỗi năm nuôi được 2 lứa, thu nhập đến 50 triệu đồng/năm. Từ chăn nuôi, gia đình ông đã mua sắm được nhiều tiện nghi phục vụ sinh hoạt và sản xuất.
Từ nguồn vốn được vay, các hộ dân xã An Hùng đã có cơ hội đầu tư, phát triển kinh tế gia đình. Để nâng cao hiệu quả nguồn vốn, ông Lương Quý Đôn cho biết thêm: Bên cạnh tạo điều kiện và vận động các hội viên tích cực tham gia các lớp tập huấn, nâng cao kĩ thuật nuôi trồng, ứng dụng KHKT vào phát triển sản xuất, Hội tiếp tục quan tâm, động viên các hội viên mạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất. Đồng thời, Hội cũng quan tâm, thực hiện giám sát quá trình sử dụng vốn, nhằm đảm bảo vốn sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, qua đó không ngừng nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của bà con.
Lâm Như
Ý kiến ()