LSO-Thực hiện công tác tuyên truyền đi đôi với các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, xoá đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng, Hội Nông dân huyện Tràng Định đã xây dựng chương trình hành động; phát động các phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp trong các cấp hội. Hoạt động hội ngày càng thể hiện vai trò nòng cốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Tiết mục văn nghệ của hội viên nông dân tham gia liên hoan “Tiếng hát đồng quê”Để tạo điều kiện cho hội viên nông dân tham gia phát triên kinh tế có hiệu quả, những năm qua hội đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách – xã hội, tín chấp cho trên 2.000 hộ hội viên vay vốn với tổng dư nợ đến nay là trên 28 tỷ đồng. Từ phong trào đã xuất hiện ngày càng nhiều hộ sản xuất, kinh doanh giỏi, những điển hình tiên tiến giúp nhau xoá đói, giảm nghèo có mức thu nhập hàng trăm triệu đồng. Điển hình như: Ông Vũ Trọng Thùy, ở Khu 1, thị trấn...
LSO-Thực hiện công tác tuyên truyền đi đôi với các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, xoá đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng, Hội Nông dân huyện Tràng Định đã xây dựng chương trình hành động; phát động các phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp trong các cấp hội. Hoạt động hội ngày càng thể hiện vai trò nòng cốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới.
|
Tiết mục văn nghệ của hội viên nông dân tham gia liên hoan “Tiếng hát đồng quê” |
Để tạo điều kiện cho hội viên nông dân tham gia phát triên kinh tế có hiệu quả, những năm qua hội đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách – xã hội, tín chấp cho trên 2.000 hộ hội viên vay vốn với tổng dư nợ đến nay là trên 28 tỷ đồng. Từ phong trào đã xuất hiện ngày càng nhiều hộ sản xuất, kinh doanh giỏi, những điển hình tiên tiến giúp nhau xoá đói, giảm nghèo có mức thu nhập hàng trăm triệu đồng. Điển hình như: Ông Vũ Trọng Thùy, ở Khu 1, thị trấn Thất Khê, từ một hộ nghèo, được vay vốn, đầu tư để làm đậu phụ và chăn nuôi lợn nái, lợn thịt, dần dần đã vươn lên thoát nghèo, mỗi năm thu nhập đạt khoảng 100 triệu đồng; hay ông Chu Văn Dũng ở thôn Slộc Mạ, xã Tri Phương cũng từ chỗ được vay vốn và tham gia các lớp tập huấn khoa học công nghệ của hội, ông đã cùng gia đình đầu tư vào trồng nấm sò, nấm rơm đem lại hiệu quả kinh tế cao, bình quân thu nhập 70 triệu đồng/ năm. Cả hai gia đình trên đều phấn đấu và trở thành hộ sản xuất kinh doanh giỏi của xã, huyện và tỉnh. Phong trào nông dân thi đua xây dựng gia đình văn hoá, thôn, bản văn hoá ngày càng phát triển, số gia đình văn hoá tăng từ 10% – 15% hàng năm. Các cấp hội đã năng động, linh hoạt phối hợp với các ngành, các tổ chức đoàn thể vận động nông dân hăng hái tham gia vào các hoạt động văn hoá, văn nghệ, tổ chức thành công các cuộc thi: “Nhà nông đua tài”, “Liên hoan tiếng hát đồng quê”,
Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, hội đã vận động cán bộ, hội viên nông dân tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Trong năm, các cấp hội đã vận động nông dân đóng góp 12.817 công lao động và trên 16 triệu đồng để sửa chữa, duy tu hàng nghìn m đường giao thông nông thôn; 1.800m kênh mương thủy lợi; 11 phai đập nhỏ và 2 ngầm cống. Bên cạnh đó, Hội Nông dân huyện còn vận động hội viên không thả rông gia súc được nông dân đồng tình hưởng ứng. Đến nay, đa số hội viên nông dân đều cam kết không thả rông gia súc và tích cực sửa chữa, làm mới chuồng trại. Qua đó, làm chuyển biến một bước nhận thức của nông dân từ việc chăn nuôi quảng canh sang có chuồng trại nuôi nhốt gia súc.
Do có sự đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động đa dạng hoá các hình thức tập hợp nông dân, gắn lợi ích chính đáng của hội viên nông dân với các phong trào hành động cách mạng, cụ thể hoá nhiệm vụ chính trị của địa phương vào các chương trình công tác, Hội Nông dân huyện đã thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ về mọi mặt, coi trọng việc lựa chọn, bố trí, đào tạo đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức, có năng lực, có uy tín cho phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới.
Trung Xuân
Ý kiến ()